Tin tức

Tin tức

Xây dựng kế hoạch phát triển 160 GW điện gió ngoài khơi

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (Danish Energy Agency - DEA) đang phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi mà được đánh giá với trữ lượng 160 GW. Kế hoạch giúp Chính phủ thực hiện các bước cho thực hiện dự án.

Một cuộc hội thảo qua mạng về kế hoạch đã được thực hiện giữa Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, DEA, cùng đại diện 4 tỉnh ven biển đã diễn ra ngày 19/5/2020. Phó giám đốc DEA Martin Hansen nói: "Đây là sự hợp tác chặt chẽ cấp Chính phủ, giữa Việt Nam và Đan Mạch theo kế hoạch hợp tác từ năm 2013. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về điện gió ngoài khơi mà sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển xanh của đất nước".

Đan Mạch đã được lựa chọn để hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển năng lượng 10 năm. Kế hoạch bao gồm lựa chọn địa điểm và đánh giá tài nguyên, đánh giá chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) và phân tích khả năng lưới điện, các quy định, sơ đồ hỗ trợ, hệ thống nhà cung cấp ...nhằm khởi động công nghiệp điện gió ngoài khơi. Kế hoạch cuối cùng sẽ được công bố vào hội thảo 9 Tháng 12 năm nay.

Ngày 19/5/2020 Copenhagen Offshore Partners , công ty phát triển điện gió Đan Mạch đã mở văn phòng tại Hà Nội.

22/9/2020 Danish Energy Agency và World Bank Group đưa ra lộ trình phát triển điện gió

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới đã đưa ra lộ trình và khuyến cáo phát triển điện gió tại Việt Nam. Lộ trình được trình bày trong hội thảo quốc tế 2 ngày trước khi đề xuất Tổng Sơ đồ Điện 8. Kế hoạch bao gồm:

Mục tiêu phát triển rõ ràng, dài hạn, phù hợp năng lực là cần thiết ở mức chính phủ và ổn đinh ở ngành công nghiệp cho việc tự tin đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng, chuỗi cung cấp và công nghệ.

Khung pháp lý lành mạnh và Hợp đồng mua bán điện có khả năng tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế là yếu tổ giảm thiểu rủi ro thị trường mới và mở cửa cho nguồn vốn đầu tư vào điện gió ngoài khơi.

Uỷ quyền cho cơ quan Chính phủ duy nhất làm đầu mối cho cấp phép và chấp thuận cho điện gió ngoài khơi.

Chấp thuận cho các dự án lớn được triển khai theo nhiều giai đoạn để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này.

Toàn văn báo cáo được tải ở đây INPUT TO ROADMAP FOR OFFSHORE WIND .

Sumitomo thành lập nhà máy EMS tại Việt Nam

Ngày 10/9. Sumitomo Corporation thông báo thành lập Công ty Sumitronics Việt Nam (STX-V) chuyên về Dịch vụ Sản xuất Đồ điện tử theo hợp đồng (Electronics Manufacturing Services  - EMS). Công ty chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho ô tô, thiết bị công nghiệp và dự kiến doanh thu khoảng 10 tỷ yên (2184 tỷ VND) trong 5 năm. Đây là bước chuyển đổi của hãng để tránh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung khi chuyển nhà máy sản xuất cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Sumitronics Việt Nam (STX-V) có trụ sở tại Hà Nội,  thuộc điều hành của Sumitronics (Chiyoda, Tokyo) là công ty chuyên về EMS. Ngoài sản phẩm cho ôtô và thiết bị gia dụng, công ty còn mở rộng việc cung cấp sản phẩm điện tử phục vụ xuất khẩu từ Việt Nam sang Bắc Mỹ. 

Sumitomo hiện cũng đang vận hành khu công nghiệp tại Việt Nam .

 

Ấn Độ đặt thêm hai "Đôi mắt trên bầu trời" từ Israel

Trước khủng hoảng tại Ladakh, Ấn Độ đã quyết định mua thêm 2 máy bay cảnh báo sớm AWACS "Phalcon" từ Israel, được mệnh danh là "Đôi mắt trên bầu trời" sau một thời gian dài trì hoãn do chi phí tăng cao. Việc mua sắm 2 máy bay cảnh báo sớm bao gồm ra đa cảnh báo sớm Phalcon do Israel sản xuất, lắp trên thân máy bay Ilyushin-76 do Nga sản xuất đã được chấp thuận từ Uỷ Ban Nội các Quốc phòng An ninh Ấn Độ.

Hai máy bay cảnh báo sớm Phalcon mới, bổ sung cho 3 chiếc đang có trong Không quân Ấn Độ giai đoạn 2009-2011, với hợp đồng trị giá 1.1 tỷ đô la sẽ được giao trong vòng 3 đến 4 năm. "Nó sẽ hiện đại hơn nhiều 3 máy bay AWACS đang hiện có với nhiều nâng cấp" Nguồn tin cho biết.

AWACS là thành phần không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại do khả năng phát hiện và theo dõi máy bay, tên lửa hành trình, máy bay không người lái trước các trạm radar mặt đất, dẫn hướng cho máy bay đồng minh chống lại máy bay đối phương, phát hiện lực lượng bộ binh, tàu chiến địch. Ấn Độ hiện đang có 3 máy bay AWACS với tầm phủ 400 km và góc phủ 360 độ, với 2 máy bay AWACS "Netra" nội địa tự chế tạo với radar vùng phủ 250 km góc phủ 240 độ lắp trên thân máy bay phản lực Embraer-145 Brazillian. Tháng Ba năm 2015  Ấn Độ đang có dự án chế tạo máy bay AWACS nội địa với radar pha mảng chủ động góc phủ 360 độ lắp trên thân máy bay thân rộng Airbus A-330. 

Việc mua sắm mới được đưa ra ngay sau viêc đầu tháng này Ấn Độ quyết định nâng cấp máy bay không người lái Heron do Israel sản xuất với khả năng mang bom laze dẫn đường, tên lửa chống tăng và các loại vũ khí chính xác khác, cùng khả năng trinh sát tiên tiến.

Israel là một trong các nhà cung cấp vũ khí lớn cho Ấn Độ bao gồm Hệ thống tên lửa đất đối không Barak, Tên lửa phòng không phản ứng nhanh Spyder, Tên lửa không đối không Python và Derby, bom chính xác Crystal Maze và Spice-2000.  

 

Chuyên mục phụ