Tin tức

Tin tức

Hội thảo lần 4 về hạ tầng giao thông

4th Annual Transport & Infrastructure 2020 Vietnam

Thời gian: 6 - 7 / 4 / 2020

Địa điểm: Hilton Hanoi Opera.

Nội dung hội thảo:

-  Mở rộng Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam với tốc độ từ 160 đến 200 km / giờ vào năm 2030 và có khả năng lên tới 350 km / giờ vào năm 2050.

- Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025: các chiến lược về kết nối đường sắt xuyên biên giới ASEAN
- Phát triển quan hệ đối tác công tư trong cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam.

- Phát triển cảng, vận tải hàng hóa và hậu cần tại Việt Nam.

- ASEAN Catalytic Green Finance Facility thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanh Đông Nam Á.

- Thị trường taxi Việt Nam: tăng trưởng, xu hướng và dự báo 2019-2024.

- Những tiến bộ công nghệ của Blockchain và IoT tại Giao thông vận tải Việt Nam.

Tóm tắt:

Trong thập kỷ qua sự gia tăng của Việt Nam trong các ngành công nghiệp cạnh tranh, định hướng xuất khẩu và dịch vụ làm hiện đại hoá nền kinh tế. Tổng khối lượng hàng hoá vận tải tăng lên gấp 3 lần làm đất nước phải hiện đại hoá hạ tầng vận tải để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Hiện tại hệ thống đường bộ dài 258.200 km chỉ có 19% được tảm nhựa và 40% trong tình trạng kém. 

Theo Tầm nhìn Chiến lược Giao thông Việt Nam 2030, có 44 dự án PPP  với tổng giá trị đầu tư lên tới 120 tỷ USD trong lĩnh vực đường bộ và điện, chủ yếu xây dựng 2000 km đường cao tốc trên cả nước. Trong lĩnh vực hàng không, Chính phủ mong muốn nâng cấp hầu hết 23 sân bay hiện có và phát triển các sân bay mới với tổng vốn đầu tư 13,4 tỷ USD, dự án quan trọng nhất là Sân bay quốc tế Long Thành với tổng vốn đầu tư 6,7 tỷ USD cho Giai đoạn 1. Trong lĩnh vực đường sắt sẽ mở rộng hệ thống đường sắt đô thị metro và monorail tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, giảm phương tiện cá nhân để nâng cao chất lượng không khí. Việc mở rộng đường sắt Bắc Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những dự án quan trọng nhất với khoản đầu tư ước tính 350 nghìn tỷ đồng (18,5 tỷ USD) sẽ được hoàn thành vào năm 2020. 

Ingeteam cấp thiết bị cho nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc

Ingeteam đã ký hợp đồng cung cấp công nghệ thiết bị cho nhà máy điện mặt trời 240 MWp Xuân Thiên Thuận Bắ. Đây là dự án lớn nhất mà Ingeteam đã cung cấp cho đến nay trong lĩnh vực năng lượng mặt trời tại Đông Nam Á.

Thiết bị cung cấp bao gồm 40 trạm biến tần 5 MW (Inverter Station), hai trạm biến tần 3.4 MW, string combiner boxes, hệ thống SCADA và quản lý năng lượng nhà máy (PPC - Power Plant Controller).

Trạm biến tần (Inverter Station) của Ingeteam bao gồm PV inverters và thiết bị trung, hạ thế được tích hợp sẵn cho việc đấu nối tại nhà máy trên công trường. Ingeteam cũng cung cấp trạm biến áp đầu ra 220 KV có hệ thống bảo vệ, giám sát và truyền dẫn kết nối với trung tâm điều độ của EVN cũng như trung tâm điều khiển quản lý nhà máy (plant control system  - PPC)

ADB tài trợ thử nghiệm 400 MW điện mặt trời nổi

Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB đang hỗ trợ Bộ Công thương trong kế hoạch phát triển nhà máy điện mặt trời nổi. Ngày 28/12/2019 Nhà tài trợ dã gọi mời thầu tư vấn giúp Bộ Công thương xây dựng thí điểm hai nhà máy điện mặt trời nổi với tổng công suất 400 MW, trong đó 100 MW triển khai trong năm 2020 và 300 MW trong năm tiếp theo 2021. Hợp đồng tư vấn trị giá 600 ngìn đô la Mỹ, dự kiến kéo dài 18 tháng từ tháng 3/2020. Cả hai dự án đều được triển khai tại hồ chứa nước Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Mi, thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam. Liên hệ Mr. Hyunjung Lee, Senior Energy Economist, Asian Development Bank, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Tháng 10 năm nay ADB đã tài trợ Công ty Thủy điện Đa Mi 30 triệu đô la cho dự án điện mặt trời. Theo dự kiến 300 MW điện mặt trời nổi sẽ triển khai tại hồ chứa nước thủy điện Hàm Thuận.

Chuyên mục phụ