điện mặt trời

  • ADB tài trợ thử nghiệm 400 MW điện mặt trời nổi

    Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB đang hỗ trợ Bộ Công thương trong kế hoạch phát triển nhà máy điện mặt trời nổi. Ngày 28/12/2019 Nhà tài trợ dã gọi mời thầu tư vấn giúp Bộ Công thương xây dựng thí điểm hai nhà máy điện mặt trời nổi với tổng công suất 400 MW, trong đó 100 MW triển khai trong năm 2020 và 300 MW trong năm tiếp theo 2021. Hợp đồng tư vấn trị giá 600 ngìn đô la Mỹ, dự kiến kéo dài 18 tháng từ tháng 3/2020. Cả hai dự án đều được triển khai tại hồ chứa nước Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Mi, thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam. Liên hệ Mr. Hyunjung Lee, Senior Energy Economist, Asian Development Bank, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

    Tháng 10 năm nay ADB đã tài trợ Công ty Thủy điện Đa Mi 30 triệu đô la cho dự án điện mặt trời. Theo dự kiến 300 MW điện mặt trời nổi sẽ triển khai tại hồ chứa nước thủy điện Hàm Thuận.

  • Artelia Vietnam hợp tác Alectris dịch vụ bảo dưỡng vận hành nhà máy điện mặt trời

    Artelia Vietnam, tập đoàn tư vấn kĩ thuật quản lý dự án, đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Pháp Alectris dịch vụ vận hành bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời.

    Dịch vụ triển khai bao gồm giám sát và bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật và lắp đặt, bảo trì phòng ngừa và khắc phục sự cố. Dịch vụ sử dụng phần mềm sáng tạo ACTIC của Alectris, phần mềm quản lý nguồn lực ERP hợp lý hóa và tối ưu nguồn lực, phối hợp hoạt động. 

    ACTIC hỗ trợ theo dõi thời gian thực hoạt động đi kèm cảnh báo, dịch vụ bảo dưỡng vận hành O&M, hỗ trợ vận hành, quản lý dự án trên nền tảng duy nhất. ACTIS lưu giữ các hoạt động vận hành, hiệu quả tài chính kĩ thuật, nhân lực sử dụng, nhà thầu phụ vận hành bảo dưỡng... Việc này rất cần thiết cho các nhà máy điện để tối đa lợi nhuận do từ 2019, Chính phủ sẽ chuyển cơ chế phát điện sang đấu thầu.

  • BCPG bán bộ phận điện mặt trời tại Nhật Bản

    BCPG, công ty năng lượng tái tạo Thái Lan thuộc tập đoàn Bangchak Petroleum Group, sẽ bán bộ phận kinh doanh điện mặt trời tại Nhật Bản cho công ty điện mặt trời Đan Mạch Obton. Bộ phận bán đi gồm 9 nhà máy với tổng công suất 117 MW, kết thúc vào tháng 3 / 2024.

  • Cách đấu nối đầu nối pin mặt trời MC4

    MC4 là kiểu đầu nối kết nối tấm pin năng lượng mặt trời, cho phép nối các tấm pin không cần dụng cụ đặc biệt nhưng khi tháo ra phải có dụng cụ để tránh việc mối nối bị bung ra trong quá trình sử dụng do rung động của các tấm pin năng lượng mặt trời, bảo vệ chống nước và chống bụi, chống ăn mòn. Kiểu đầu nối MC4 này không kết nối được với loại đầu nối cũ MC3. Đầu nối MC4 dùng cho cáp năng lượng mặt trời đường kính 4mm và 6 mm.

    Thông thường mỗi tấm pin năng lượng mặt trời đều có đoạn cáp 50-90 cm với đầu nối MC4 dành cho kết nối. Tuy nhiên nhiều lúc ta sẽ cần khoảng cách nối cáp xa thì phải dùng cáp bên ngoài và tự bấm đầu nối MC4. Cách bước dưới đây sẽ hướng dẫn cách bấm đầu nối MC4 đực và cái.

  • Chugoku Electric mua cổ phần dự án năng lượng tái tạo IPP

    Ngày 29/9, Chugoku Electric Power Co đã ký hợp đồng mua 35% cổ phần các dự án  IPP năng lượng tái tạo  bao gồm 3 nhà máy điện mặt trời với công suất 50 MW và một nhà máy thủy điện công suất 45 MW.

  • Danh sách các nhà máy điện mặt trời phát điện trước 30/6/2019 Danh sách các nhà máy điện mặt trời phát điện trước 30/6/2019 VT Techlogy

    Danh sách 78 nhà máy điện mặt trời sẽ phát điện thương mại trước 30/6/2019 để hưởng giá bán điện ưu đãi theo quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó giá bán điện cho EVN ưu đãi sẽ là là 9,35 Uscents/kWh, tương đương 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT và được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD). Giá này cao hơn giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 (1.864,44 đồng/kWh).

  • DHG Pharma lắp đặt điện mặt trời mái nhà

    Công ty CP Dược Hậu Giang đã ký thỏa thuận với  GreenYellow Vietnam lắp hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất 1.8  MWp tại nhà máy khu công nghiệp Tân Phú, tỉnh Hậu Giang.

  • Dự án "Thúc đẩy năng lượng tái tạo tại Việt Nam - REACH"

    A. Tổng quan:

    Tổng đầu tư dự án: 350 triệu đô la. Trong đó vốn vay ngân hàng Tái thiết và Phát triển Thế giới  IBRD / IDA là 160 triệu đô la, các tổ chức khác cho vay 100 triệu đô la, Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada 40 triệu đô la, Cho vạy thương mại không kèm bảo lãnh 40 triệu đô la.

  • Đầu nối MC4 & MC4-Evo 2

    Đầu nối MC4 & MC4-Evo 2 đấu nối pin mặt trời điện áp hạ thế một chiều dòng lên đến 100 A.

    Khả năng chống nước IP 67.

    Phù hợp cáp đường kính 4-6 mm2.

    Điện áp chịu được: 1000 V.

     

     

  • EDPR mua lại điện mặt trời Trung Sơn

    Công ty Năng lượng Tái tạo EDPR Tây Ban Nha đã đạt được thỏa thuận với công ty Trina Solar Trung Quốc để mua lại nhà máy điện mặt trời Trung Sơn với giá 36 triệu đô la. Nhà máy điện mặt trời Trung Sơn tại Tỉnh Khánh Hòa, có công suất 28 MWac (35 MWdc), phát điện thương mại từ tháng 12 năm 2020 và có hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong 20 năm.

    Việc thâm nhập thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam qua việc mua lại nhà máy điện mặt trời Trung Sơn nằm trong kế hoạch kinh doanh của EDPR, trong kế hoạch tăng trưởng 20 GW đến năm 2025 của hãng.

  • Hexagon Peak mua giải pháp quản lý điện mặt trời thông minh Huawei

    Công ty Hexagon Peak Singapore đã kí thoả thuận hợp tác với hãng Huawei cho 200 MW dự án điện mặt trời phát điện thương mại tại Việt Nam từ Q1/2021. Huawei sẽ cung cấp giải pháp quản lý điện mặt trời thông minh AI-Boost FusionSolar Smart PV Solution cho các dự án.

    Hexagon Peak bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam với các dự án xử lý nước và phát triển thêm các dự án phát điện dùng năng lượng mặt trời bằng việc mua lại dự án của EVN. Giải pháp quản lý của Huawei giúp giảm chi phí phát điện quy dẫn LCOE và chi phí đầu tư grid parity. LongGi Solar sẽ cấp tấm pin PERC 435 W / modun cho dự án.

  • Idemitsu và Sky Renewables thỏa thuận phát triển điện mặt trời áp mái

    Sky Renewables Holding Pte và Idemitsu Kosan Co, Ltd đã ký thỏa thuận phát triển năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á. Theo thỏa thuận này, Idemitsu sẽ đầu tư và năng lượng điện mặt trời áp mái thông qua Sky Renewables tập trung vào thị trường Singapore, Malaysia, Philipines và Việt Nam.

  • Ingeteam cấp thiết bị cho nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc

    Ingeteam đã ký hợp đồng cung cấp công nghệ thiết bị cho nhà máy điện mặt trời 240 MWp Xuân Thiên Thuận Bắ. Đây là dự án lớn nhất mà Ingeteam đã cung cấp cho đến nay trong lĩnh vực năng lượng mặt trời tại Đông Nam Á.

    Thiết bị cung cấp bao gồm 40 trạm biến tần 5 MW (Inverter Station), hai trạm biến tần 3.4 MW, string combiner boxes, hệ thống SCADA và quản lý năng lượng nhà máy (PPC - Power Plant Controller).

    Trạm biến tần (Inverter Station) của Ingeteam bao gồm PV inverters và thiết bị trung, hạ thế được tích hợp sẵn cho việc đấu nối tại nhà máy trên công trường. Ingeteam cũng cung cấp trạm biến áp đầu ra 220 KV có hệ thống bảo vệ, giám sát và truyền dẫn kết nối với trung tâm điều độ của EVN cũng như trung tâm điều khiển quản lý nhà máy (plant control system  - PPC)

  • Kiểm tra các dự án điện mặt trời bằng không ảnh

    Ngày 14/9, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân đã chủ trì cuộc họp về quản lý nguồn điện mặt trời. Sau khi nghe các báo cáo Tổng giám đốc đã yêu cầu EVNEPTC khẩn trương mua hoặc thuê dịch vụ không ảnh để để giám sát hỗ trợ việc vi phạm hợp đồng mua bán điện mặt trời trước 25/9/2021. Giao ENVSPC, EVNCPC báo cáo tọa độ lắp đặt, chụp ảnh thực tế bằng flycam tại thời điểm hiện tại với hình ảnh (không ảnh hoặc ảnh chụp) lúc phát điện thương mại COD và các thời điểm sau đó đến nay để đánh giá tình hỉnh vi phạm hợp đồng của các dự án điện mặt trời mái nhà.

    Việc kiểm tra thực hiện với 70 dự án điện mặt trời mái nhà kèm văn bản 5373/EVN-KD ngày 1/9/2021 và 277 dự án điện mặt trời mái nhà mà Ban Kiểm toán nội bộ và Giám sát tài chính EVN yêu cầu kiểm tra.

  • Ký biên bản ghi nhớ Xây dựng tiêu chuẩn đối nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện Việt Nam

    Ngày 7/8/2014, tại cơ quan Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã tổ chức Lễ ký biên bản ghi nhớ Xây dựng tiêu chuẩn đối nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện Việt Nam, giữa 3 đơn vị EVNCPC; Hiệp hội Đồng Quốc tế khu vực Đông Nam Á (TCASEA) và Trung tâm tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng (DECC).


    Đại diện EVNCPC có ông Nguyễn Thành, Phó Tổng giám đốc EVNCPC; đại diện ICASEA có ông Jessie Todoc, Giám đốc Chương trình tiếp cận năng lượng và năng lượng thay thế tại khu vực Đông Nam Á của Hiệp hội đồng quốc tế khu vực Đông Nam Á; đại diện DECC có ông Dương Hoàng Văn Bản, Phó giám đốc, phụ trách Trung tâm tiết kiệm năng lượng và chuyển giao công nghệ trực thuộc Sở Khoa học Công nghệ Đà Nẵng, với sự chứng kiến của các lãnh đạo Ban, phòng liên quan của 3 đơn vị.

    Trong thời gian qua, EVNCPC luôn không ngừng tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời. Trong hợp tác này, ba đơn vị EVNCPC – TCASEA và DECC sẽ nỗ lực để thành lập bản thảo chất lượng cao Quy định công tơ hai chiều và tiêu chuẩn đối nối hệ thống điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam vào hệ thống điện phân phối để trình nộp EVN và Bộ Công Thương xem xét phê duyệt thành các quy định quốc gia chính thức.

    Dự kiến sản phẩm của dự án sẽ là tài liệu tham khảo cho Bộ Công Thương Việt Nam nghiên cứu ban hành các quy định quốc gia tương ứng với kết quả 1: Bản thảo Tiêu chuẩn đấu nối của hệ thống điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam; kết quả 2: Bản thảo quy định công tơ hai chiều của hệ thống điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam; kết quả 3: Báo cáo dự án hoạt động của hệ thống điện mặt trời trong lưới điện, các bài học kinh nghiệm, v.v... kết quả 4:  Hai mô hình trình diễn điện mặt trời tại DECC (1,5 kWp) và EVNCPC (0,5 kWp).

    Các quy định này sẽ đem đến các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quy mô lớn của điện mặt trời tại Việt Nam góp phần sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả trong lộ trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam. Dự án sẽ được đóng góp từ nguồn quỹ của ICASEA đóng góp bằng tiền mặt để tuyển tư vấn trong nước và cung cấp điều phối viên dự án; DECC đóng góp hiện vật là một hệ thống điện mặt trời tại DECC, cán bộ Quản lý dự án và chuyên gia kỹ thuật; EVNCPC đóng góp hiện vật là một hệ thống điện mặt trời tại EVNCPC; chi phí cho hội thảo và các cuộc họp dự án, chuyên gia kỹ thuật; sẽ đóng góp cho toàn bộ hội thảo, họp, tất cả các cuộc họp và hội thảo diễn ra tại văn phòng EVNCPC./.


    Dương Anh Minh

  • LG mở rộng chứng nhận ESG cho đối tác cung cấp Việt Nam LG Electronics ký hợp đồng mua điện mặt trời mái nhà trực tiếp với CS Energy

    Ngày 18/4, LG Electronics thông báo sẽ hỗ trợ chứng nhận ESG cho 50 nhà cung cấp Hàn Quốc và 22 nhà cung cấp Việt Nam trong năm nay. Đây  là yêu cầu của Liên minh Châu Âu về việc tuân thủ Môi trường Xã hội Quản trị ESG.

  • Marubeni ký kết hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái với Ajinomoto

    Công ty TNHH Marubeni Green Power Việt Nam (sau đây gọi là “MAGPOV”), công ty con 100% vốn của Tập đoàn Marubeni (sau đây gọi là “Marubeni”), ngày 30/11 đã ký hợp đồng  mua bán điện dài hạn sử dụng hệ thống phát điện mặt trời lắp mái với Công ty TNHH Ajinomoto Việt Nam (sau đây gọi là “Công ty TNHH Ajinomoto Việt Nam”).

  • Pacifico Energy và Hyundai Electric hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

    Ngày 28/10, tại Seoul  Pacifico Energy tập đoàn phát triển năng lượng tái tạo Mỹ và Hyundai Electric đã ký bản ghi nhớ về hợp tác phát triển thị trường năng lượng tái tạo. Công ty xúc tiến các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn và thiết bị lưu trữ năng lượng (ESS - Enery Storage System). Hyundai Electric phụ trách thiết kế, phân tích khả thi và xây dựng lắp đặt, trong khi đó Pacifico phụ trách đầu tư và phát triển vốn.

    Pacifico là tập đoàn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đầu tư khoảng 3.5 tỷ đô la cho các dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Pacifico Energy Vietnam là chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời Mũi Né.

  • Pin mặt trời nhỏ (Tiny Solar Cell) thể hiện sự khác biệt lớn

    Làm thế nào tế bào năng lượng mặt trời nhỏ (Tiny Solar Cell) thể hoạt động?Làm thế nào tế bào rộng600 microns bằng đường kính của dấu chấmbút bi? Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo năng lượng quốc gia Mỹ gần đây đã xác nhận hiệu suất nâng lên41% khi sử dụng tập trung 1.000 tế bào năng lượng mặt trời nhỏ của Semprius.

    Nhận đầu tưtừ Bộ Năng lượng, cùng với các chuyên gia tại Chương trình NREL, giúp Semprius từ công tyđiện tử nhỏ tạo ra sản phẩm thay đổi cả ngànhnăng lượng mặt trời với ý tưởng mới.

    Tế bào năng lượng mặt trờiSemprius được làm từ gallium arsenide. ống kính giá rẻ tập trung ánh sáng mặt trời vào các tế bào nhỏ hơn 1.100 lần. Kích thước nhỏ bé của nó nghĩa nó chỉ chiếm diện tích bằng 1/1000, giảm chi phí mô-đun. Ngoài ra, việc sử dụng một số lượng lớn tế bào nhỏ giúp phân phối nhiệt không mong muốn trên cấu trúc của tế bào, do đó không cần cơ chế tản nhiệt như vây tán nhiệt.

    Semprius sử dụng công nghệ đã được cấp bằng sáng chếmicro-transfer printing process cho phép tạomicro-cells từ hợp chất. Trong chạy song song, hàng ngàn tế bào được chuyển giao cùng một lúc. Điều này cho phép cắt giảm chi phí đáng kể.

    Dochi phí sản xuất thấp, giám đốc điều hànhSempriusnói rằng có thể cắt giảm chi phí sản xuất 50%, nhà sản xuấtnăng lượng khổng lồ Siemens đã mua16% cổ phần trong Semprius vớiđầu tư $ 20 triệu USD nhưđầu tư mạo hiểm.

  • Risen Energy xây nhà máy điện mặt trời 61MW tại Ninh Thuận
    Risen Energy xây nhà máy điện mặt trời 61MW tại Ninh Thuận VT Techlogy

    Công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời Risen Energy đã ký hợp đồng với công ty Tasco xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời 61MW ở Ninh Thuận. Sau khi mua lại 70% cổ phần Tasco Năng lượng, đây sẽ là nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên của Risen Energy có hợp đồng mua bán điện tại Việt Nam.

    Nhà máy sẽ được khởi công trong tháng này và dự kiến vận hành vào năm 2019. Nhà máy Ninh Thuận được trang bị mô-đun polycrystalline 330W, vì Công ty cho rằng “modun phù hợp hơn với điều kiện môi trường và nhu cầu xây dựng địa phương”.

Sản phẩm

Băng keo cao su non Cotran, 3M mastic tape

-Băng keo cao su non bảo vệ mối nối chống nước, chống hóa chất chịu được độ ẩm cao, kháng tia tử ngoại, có độ mềm, khả năng cách điện, không bị thay đổi kết cấu khi tiếp xúc với xăng dầu.

Khả năng chịu nhiệt tối thiểu Từ 0 °C đến 80 °C

Kích thước (Dài x Rộng x Dày)/Dimension (Length x Width x Depth) (mm) 1.65 mm x 51 mm x 3 m và ≥ 5000 x 50 x 0.18

Chất liệu/Material Cao su Butyl hoặc hợp chất bán dẫn cao su Ethylen Propylen (ERP)

Thông số kỹ thuật - Kích thước: 3.17mm x 63,5mm x 0.6M. - Chịu nhiệt: -55 độ C – 80 độ C. - Độ dày: 3.175mm. - Hấp thụ nước:0.55%