Tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật

So sánh AOC và DAC

Cáp gắn trực tiếp (Direct Attach Cables - DAC) và Cáp quang chủ động (Active Optical Cables - AOC) được sử dụng ngày càng nhiều trong các trung tâm dữ liệu và doanh nghiệp. DAC và AOC giúp triển khai hệ thống mạng nhanh hơn và duy trì trạng thái hoạt động vận hành. Cả hai đều trang bị mô đun quang SFP có thể thay nóng trong vận hành.

Ưu điểm của DAC:

DAC dùng cáp thụ động kết nối xếp chống (stack) linh động các thiết bị chuyển mạch.  DAC dùng kết nối điện giữa các đầu cuối SFP trực tiếp, cho nhiều tốc độ khác nhau và cao hơn tốc độ truyền cho cáp đồng truyền thống, vào khoảng 4 Gbps đến 10Gbps cho mỗi kênh.

Đây là ưu điểm của DAC:

Tiết kiệm chi phí: Khi triển khai cho trung tâm dữ liệu lớn, DAC giảm chi phí đáng kể so với AOC.

Tiêu thụ năng lượng ít hơn: DAC yêu cầu làm mát ít nghiêm ngặt do thiết kế yêu cầu năng lượng thấp và giảm chi phí vận hành trung tâm dữ liệu.

Dải nhiệt động hoạt động rộng: DAC không thải ra nhiệt nên sản phẩm có thể dùng cho dải nhiệt độ rộng hơn.

Độ tin cậy và truyền dẫn nhanh: Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF) là khoảng 500 triệu giờ  nên sản phẩm rất tin cậy. MTBF là yếu tố luôn được đánh giá cho các trung tâm dữ liệu.

Ưu điểm của Cáp quang chủ động AOC

AOC có thiết kế gọn nhẹ như DAC, nhưng dùng chủ yếu cho mạng lưu trữ (storage area networks - SAN), trung tâm dữ liệu và máy tính hiệu năng cao. AOC dùng quang học và không tạo ra điện từ trường nên không bị can nhiễu điện từ. 

Ưu điểm của AOC:

Băng thông cực lớn: AOC cho phép đạt tốc độ 40 GBps cho mo dun QSFP mà không cần nâng cấp.

Bán kính uốn cong: AOC mỏng và có bán kính uốn cong nhỏ nên là giải pháp tối ưu cho trung tâm dữ liệu không đủ chỗ cho đi dây.

Thông khí và làm mát: Do AOC mỏng và nhỏ nên có nhiều chỗ cho thông khí thiết bị.

 

Quy trình bảo dưỡng hệ thống ăng ten HF cố định

1. PHẠM VI

Mục đích của quy trình này là tất cả các thiết bị và bộ phận của hệ thống ăng ten được kiểm tra, điều chỉnh và / hoặc sửa chữa theo  kỹ thuật tốt nhất.

2. TỔNG QUAN

Kiểm tra sẽ bao gồm quy trình kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa. Dưới đây là quy trình điển hình; kiểm tra bổ sung và điều chỉnh nếu cần thiết. Mục đích của việc kiểm tra là duy trì hệ thống ăng-ten đạt tiêu chuẩn như trong thông số kỹ thuật.
Hệ thống ăng ten bao gồm giàn ăng ten, cấu trúc đỡ, hệ thống tiếp địa, đèn báo không và truyền dẫn. Quy trình bảo dưỡng  giả định rằng hệ thống đã hoạt động trước khi kiểm tra và không cần sửa chữa lớn.

3. YÊU CẦU CHUNG


Bảo trì ăng-ten HF cố định bao gồm kiểm tra định kỳ, làm sạch và vặn chặt. Ống nhòm được sử dụng để kiểm tra các hư hỏng bên ngoài. Ăng-ten đã phải được bảo dưỡng toàn bộ ít nhất một lần trước khi bắt đầu giai đoạn bảo trì. Tháp ăng ten phải thẳng, ống trụ ăng ten phải gắn với dây neo. Dây neo bám chặt trong đất và không bị xê dịch. Kiểm tra các phần tử bức xạ, kiểm tra các dây bị lỏng, phần cứng bị mất, cháy hoặc vỡ cách điện.
Kiểm tra các balun xem có bị hư hỏng. Làm sạch và chỉnh khoảng cách điện cực phóng cần thiết và kiểm tra cáp đồng trục có được bắt chặt vào vỏ balun.
Kiểm tra hoạt động đèn báo không  (nếu được trang bị) và tiếp địa của cột ăng ten.
Đo kiểm hiệu suất điện của ăng-ten (đo thử VSWR theo bước tần số) hàng năm hay ít nhất khi có vấn đề trong quá trình sử dụng.
Dưới đây phác thảo một quy trình kiểm tra ăng ten

4. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NỬA NĂM

Kiểm tra ăng ten theo quy trình tuần tự như sau:

1. Đi vòng quanh ăng ten xác định:

a) Tháp ăng ten phải thẳng và dựng đứng.

b) Không có sự rung động của dây chằng, dây trời hoặc phần tử bức xạ.

2. Quan sát gần bên trong và bên ngoài neo cột để xác định

a) Dây neo và thanh neo an toàn và không bị dịch chuyển (gãy, nứt, bị dịch chuyển tại vị trí tiếp đất).

b) Móc dây neo (dead-end cable grip ) lắp đặt đúng và dây chốt thanh neo vặn (turnbuckles) còn nguyên.

c) Vết han rỉ trên mạ kẽm.

d)  Dây tiếp địa được nối từ dây neo xuống cọc tiếp địa.

3. Kiểm tra tháp ăng ten nhằm xác định

a) Chân tháp ăng ten được tiếp địa với cọc tiếp địa.

b) Hộp vỏ Balun có bị hư hại

c) Kết nối balun với đường cấp tín hiệu còn nguyên vẹn, bị cong hay vặn xoắn.

d) Cách điện balun có bị nứt không.

4. Dùng ống nhòm kiểm tra thanh chấn tử xem có bị mất hay tuột dây nối,  hỏng bọc cách điện, mất mát thiết bị, bu lông ốc thân cột, dấu hiệu han rỉ.

5. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM

Thực hiện các công việc sau:

5.1 Với ăng ten:

a) Kiểm tra và điều chỉnh lực căng.
b) Kiểm tra tình trạng cách điện. 
c) Kiểm tra tình trạng tất cả các bộ phận
d) Kiểm tra tình trạng thanh chấn tử, dây hỗ trợ, cách điện .
e) Kiểm tra các bộ phận mạ kẽm, dấu hiệu ăn mòn, chải và làm sạch vết ăn mòn, bôi mỡ và bọc chống ăn mòn. Thay thế bộ phận bị ăn mòn nhiều. Kiểm tra và thay thế bộ phận khác nếu có điều kiện.
f) Kiểm tra hình dạng ăng ten, sự song song của các thanh chấn tử tuỳ theo chủng loại ăng ten.
g) Kiểm tra và điều chỉnh tất cả các kết nối cơ khí và điện.
h) Kiểm tra thanh neo được điều chỉnh đúng và khoá lại.
i) Kiểm tra đường lấy tín hiệu ăng ten và  balun.

 5.2 Cấu trúc nâng
a) Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây neo.
b) Kiểm tra và điều chỉnh độ nghiêng của tháp.
c) Nếu cần, sơn chống ăn mòn  tháp.
d) Kiểm tra  cách điện.
e) Đèn báo không, thay thế nếu cần.
f) Kiểm tra tình trạng chung của hệ thống điện tháp, bao gồm các hộp nối, kết nối, chống sét, dây thoát tĩnh điện, vv
g) Kiểm tra các bộ phận mạ kẽm và dấu hiệu ăn mòn,  chải sạch và rửa, sơn có kẽm hoặc bọc chống ăn mòn. Thay thế bộ phận bị mòn nhiều. Kiểm tra và thay thế phần cứng khác nếu có điều kiện.
h) Kiểm tra móc neo.
i) Kiểm tra thanh neo, xem chúng đã được điều chỉnh đúng và khoá lại.

5.3 Móng và dây neo

a) Quan sát móng và dây neo, nhìn gần xem có vết nứt, bao gồm cả phần ngầm dưới mặt đất. Nếu có dấu hiệu tổn hại  hoặc dịch chuyển móng, móng dây neo, hoặc xáo trộn mặt đất cần ghi nhận lại báo cáo để thực hiện lập tức các bước sửa chữa tiếp theo.

5.4 Tiếp địa

a)  Làm sạch, siết chặt lại ốc dây nối tiếp địa. Sơn mạ kẽm hoặc bọc chống ăn mòn nếu cần thiết.

5.5 Cáp feeder

a) Xem các phần thấy được của cáp  đi nổi trên mặt đất có vết nứt gãy, hoặc bị phá hỏng. Kiểm tra tình trạng các đầu nối. Bọc lại chống nước các đầu nối.

5.6 Đo kiểm

a) Kiểm tra các phần nổi thấy được của cáp xem có bị hư hỏng. Kiểm tra đầu nối. Thực hiện đo kiểm hệ số sóng đứng cáp (VSWR) liên tục và ghi lại dữ liệu.

b) Đo quét toàn dải băng tần ăng ten từ điểm đầu cáp feeder nối với thiết bị (đo cho toàn bộ giàn ăng ten).

c) Đo quét toàn dải khi đã ngắt cáp feeder.

d) Khi đã đo xong đưa hệ thống ăng ten vào hoạt động lại.

e) Đo quét toàn dải băng tần ăng ten từ điểm đầu cáp feeder nối thiết bị.

f) Tại balun nối với feeder đo quét toàn dải băng tần ăng ten.

g) Ăng ten phải đạt được hệ số sóng đứng VSWR như tại thời điểm lắp đặt.

 

Bảo dưỡng Anten dù CMV-430 HF Conical Monopole

Thông số kỹ thuật

Gain 5 dBi Input Impedance 50 Ohms unbalanced VSWR 2.0:1 maximum Power Capability /1 (Type “N”) 1 kW avg/2 kW PEP /2 (1-5/8" EIA) 10 kW avg/20 kW PEP /3 (3-1/8" EIA) 25 kW avg/50 kW PEP Wind Loading 100 mph

Bảo dưỡng Anten cánh bướm (Broadband Dipole Antenna) HW330

Bảo dưỡng Anten dù (MF Antenna) CV-051M

Phân loại tiêu chuẩn chống cháy UL 94

Tiêu chuẩn chống cháy UL 94

UL 94 là Tiêu chuẩn an toàn khả năng chống cháy của vật liệu nhựa dùng trong thiết bị và đồ gia dụng do UL Hoa Kỳ đưa ra. Tiêu chuẩn xác định khả năng vật liệu sẽ tự tắt hay tiếp tục lan truyền khi tiếp xúc ngọn lửa.

Bao gồm hai cách thử nghiệm độ chống cháy. Cách đầu tiên xác định khả năng bén lửa bao gồm khả năng dập tắt và khả năng phát tán đám cháy. Cách thử này đầu tiền mô tả trong tiêu chuẩn UL 94, sau đó được đưa vào tiêu chuẩn IEC 60707, 60695-11-10 và 60695-11-20, ISO 9772 và 9773. Cách thử thứ hai đánh giá khả năng chống cháy của nhựa với nguồn tia lửa điện. Khả năng chống lại tia lửa điện và biến dạng bề mặt của vật liệu được mô tả trong UL 746A, các quy trình kiểm tra được mô tả trong IEC 60112, 60695 và 60950.

Thử nghiệm cháy dọc VW-1  đôi khi bị nhầm với UL 94, nhưng thực tế đây là thử nghiệm khác được miêu tả trong  UL 1581 dành cho dây điện và cáp điện.