Tin tức

Tin Công nghệ

Everdigm phát triển xe chữa cháy sân bay

Công ty Everdigm thuộc tập đoàn Hyundai Hàn Quốc đã quyết định phát triển mẫu xe chữa cháy sân bay dùng cứu hộ chữa cháy máy bay. Đây là công ty đầu tiên của Hàn Quốc sản xuất loại xe chữa cháy này. Thị trường trên thế giới chủ yếu thuộc về hãng Oshkosh của Hoa Kỳ và Rosenbauer của Áo. 

Everdigm thiết kế xe đạt tốc độ 80 km/h sau 40 giây, phun 4500 lít nước hoặc foam chữa cháy trong một phút khi đang dịch chuyển. Xe đạt tiêu chuẩn Civil Aviation Organization (ICAO), American Fire Protection Association (NFPA), Federal Aviation Administration (FAA) và dự kiến đưa ra thị trường vào năm 2024. Xe chữa cháy Everdigm đã được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

LoRaWan chuyển vùng tới 27 quốc gia

Liên minh LoRaWan Alliance, tổ chức mở tiêu chuẩn LoRaWan cho mạng diện rộng công suất thấp dùng cho IoT thông báo đến hết quý 4/2020 đã có 27 quốc gia triển khai dịch vụ chuyển vùng quốc tế LoRaWan roaming, bao gồm cả qua vệ tinh. Dịch vụ này đã được triển khai tại 160 quốc gia.

Tiêu chuẩn TS002-1.1.0 Tiêu chuẩn Kỹ thuật Kết nối giao diện Backend cho phép dễ dàng chuyển vùng thiết bị. Tại Việt Nam VTC Digicom đã thực hiện dịch vụ chuyển vùng này.

Dự án quan trắc môi trường thuỷ hải sản rừng ngập mặn Cà Mau

Ngày 15/1, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Cà Mau, Trường Đại học Queenland (QU), Greenfield Consulting and Development (GFD) đã khởi động dư án quan trắc môi trường Thuỷ hải sản Rừng ngập mặn (AQUAM). Dự án được thực hiện bởi QU và GFD, mục tiêu xây dựng hệ thống quan trắc môi trường cho thuỷ hải sản rừng ngập mặn, cung cấp thông tin quản lý rừng ngập mặn và thuỷ hải sản bền vững, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

Dự án kéo dài 15 tháng, kinh phí 500,600 đô la Úc do Quỹ Sáng tạo Úc tài trợ. Dự án thiết kế, sản xuất, lắp đặt và vận hành 15 trạm quan trắc môi trường cảm biến không dây tại điểm nuôi trồng thuỷ sản trong rừng ngập mặn. Sử dụng dữ liệu thu về từ cảm biến Sentinel 1 và 2, Google Earth Engine,  Trí tuệ nhân tạo Google Deep learning TensorFlow,  nền tảng Google cloud platform, thiết bị tự động cập nhập dữ liệu môi trường rừng ngập mặn. Dự án sẽ thiết kế phần mềm tư vấn về mối nguy và biến động môi trường, từ đó nông dân và kỹ thuật viên nuôi trồng có biện pháp đối phó thích hợp.

Hệ thống nuôi trồng thuỷ sản hỗ trợ đa dạng sinh học, hấp thụ các bon, bảo vệ bờ biển và chống biến đổi khí hậu. Các trạng trại này phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu ôxy, thay đổi độ mặn do mưa lớn hoặc hạn hán sẽ gây nguy cơ lớn. Vì thế theo dõi chất lượng nước rất quan trọng giúp nông dân quyết định giống sẽ nuôi và thời điểm thay nước.