Tin tức

Tin Công nghệ

Dupont Singapore thử nghiệm công nghệ khử mặn nước sạch CCRO

Dupont đã nhận được khoản tài trợ 1.3 triệu đô la từ Cơ quan Cấp nước Quốc Gia Singapore để thử nghiệm công nghệ thẩm thấu ngược (Closed Circuit Reverse Osmosis - CCRO) trong việc khử mặn nước biển, khiến công nghệ này hiệu quả linh hoạt và tin cậy.

DuPont Water Solutions, công ty sản xuất màng lọc khử mặn và thẩm thấu ngược sở hữu công nghệ CCRO từ tháng 1/2020 sau khi mua lại công ty Desalitech Ltd.  CCRO có thiết kế chuẩn hoá, phần mềm thông minh và thành phần chuẩn hoá giúp khách hàng lọc sạch và tái sử dụng nước nhiều hơn thông qua tỷ lệ thu hồi cao hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và giảm thời gian bảo dưỡng so với công nghệ thẩm thấu ngược truyền thống. CCRO có khả năng thu hồi nước từ 90-98% với việc giảm năng lượng sử dụng, giảm bám cặn, tái sử dụng nước lợ trong công nghiệp, đô thị và xử lý nước thải.

Khoản tài trợ giúp Dupont nâng cao công nghệ CCRO để đưa ra thương mại hoá các hệ thống thẩm thấu ngược nước biển. Qua dự án công nghệ CCRO sẽ được tối ưu cho các hệ thống khử mặn nước biển để sử dụng năng lượng ở mức thấp hơn hoặc bằng 15% so với các hệ thống thẩm thấu ngược dùng điện truyền thống. Hệ thống khử mặn CCRO rất phù hợp với các khu vực không có nước ngọt và tiêu tốn ít điện.

Hoa Kỳ mời thầu cung cấp máy bay huấn luyện cho Việt Nam

Ngày 17/2, Không quân Hoa kỳ (USAF) đã thông báo mời thầu cung cấp cho Phòng Không Không Quân Việt Nam 3 máy bay huấn luyện đi kèm hợp đồng trọn gói vận hành, duy trì cũng như thiết lập chương trình đào tạo Nâng cao Phi công (Undergraduate Pilot Training UPT Program) theo tiêu chuẩn Không quân Hoa Kỳ. Các máy bay được cung cấp trước năm 2023 và có thể sẽ được mua sắm thêm. Chương trình sẽ tối đa hoá, tối đa thực tiễn, tài liệu hướng dẫn, thí điểm đào tạo phi công và nhân viên bảo dưỡng, cũng như thiết bị mô phỏng cung cấp bởi Không quân Hoa Kỳ.

Yêu cầu cụ thể bao gồm máy bay huấn luyện, hỗ trợ hậu cầu, 2 năm phụ tùng thay thế, thiết bị hỗ trợ mặt đất. Đi kèm: màn hình mô phỏng 360 độ, phòng huấn luận bằng máy tính cho 12 học viên, 3 năm đào tạo tại chỗ cho thiết bị huấn luyện, làm quen với thiết bị huấn luyện, 3 năm phụ tùng thiết bị huấn luyện. Máy bay huấn luyện ngoài việc phù hợp với tiêu chuẩn Hoa Kỳ và Đồng Minh trong các nhiệm vụ huấn luyện đa phương còn có khả năng dùng bình xăng phụ để mở rộng tầm huấn luyện ra mặt nước và dọc bờ biển Việt Nam.

Máy bay huấn luyện phải có tiêu chuẩn tối thiểu sau: tuổi thọ không dưới 15.000 giờ, động cơ cánh quạt, chứng chỉ FAA, có hệ thống cấp dưỡng khí (oxygen generating system - OBOGS), buồng lái điều áp, ghế phóng khẩn cấp, liên lạc không đất, buồng lái điện tử chuẩn MIL-STD 1787 hỗ trợ F16 và F18, máy phát định vị khẩn cấp (emergency locator transmitter - ELT), bộ khởi động động cơ tự động (auto ignition relay kit), giá treo cánh (external pylon stations), nose wheel centering, quick engine change Kit, bình dầu phụ chuẩn NATO (NATO standard external fuel tanks), và hệ thống  buồng lái hiện thị tiên tiến (advanced cockpit avionics suite). 

  

Everdigm phát triển xe chữa cháy sân bay

Công ty Everdigm thuộc tập đoàn Hyundai Hàn Quốc đã quyết định phát triển mẫu xe chữa cháy sân bay dùng cứu hộ chữa cháy máy bay. Đây là công ty đầu tiên của Hàn Quốc sản xuất loại xe chữa cháy này. Thị trường trên thế giới chủ yếu thuộc về hãng Oshkosh của Hoa Kỳ và Rosenbauer của Áo. 

Everdigm thiết kế xe đạt tốc độ 80 km/h sau 40 giây, phun 4500 lít nước hoặc foam chữa cháy trong một phút khi đang dịch chuyển. Xe đạt tiêu chuẩn Civil Aviation Organization (ICAO), American Fire Protection Association (NFPA), Federal Aviation Administration (FAA) và dự kiến đưa ra thị trường vào năm 2024. Xe chữa cháy Everdigm đã được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.