Tin tức

Tin tức

Nhật Bản tổ chức hội thảo thúc đẩy xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang ASEAN

Chính phủ Nhật Bản dự định tổ chức một cuộc hội thảo vào cuối tháng Chín với sự tham gia của các quan chức từ các nước ASEAN để thúc đẩy xuất khẩu các thiết bị quốc phòng của Nhật Bản đối với những quốc gia châu Á, nguồn tin Chính phủ Nhật cho biết hôm Chủ nhật.

Đây sẽ là lần họp đầu tiên của Nhật Bản và Hiệp hội các nước Đông Nam Á thảo luận về xuất khẩu vũ khí kể từ khi nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nới lỏng hạn chế về xuất khẩu vũ khí vào tháng Tư.

Trong hội thảo ở Tokyo, chính phủ Nhật sẽ trình bày về khả năng thiết bị và công nghệ Nhật Bản giúp tăng cường khả năng quốc phòng của các quốc gia ASEAN, cũng như tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng môi trường an ninh của Nhật Bản sẽ được cải thiện nếu các nước ASEAN tăng cường khả năng răn đe của mình khi đối mặt với sự quyết đoán trên biển ngày càng tăng của Trung Quốc. Một số nước ASEAN đang tham gia vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại buổi hội thảo với chủ đề chính của "An ninh hàng hải", các quan chức Nhật Bản sẽ giải thích chính sách mới xuất khẩu thiết bị quốc phòng đã thay thế lệnh cấm vận gần nửa thế kỷ về xuất khẩu vũ khí, khả năng tàu và máy bay Nhật Bản tăng cường an ninh cho các nước ASEAN.

Nhật Bản cam kết chuyển giao thiết bị quốc phòng phù hợp với mỗi quốc gia trước khi xuất khẩu. Sau buổi hội thảo, Nhật Bản có kế hoạch về việc ký kết thỏa thuận với các nước quan tâm mua thiết bị của Nhật Bản.

Tập đoàn JX Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư nhà máy lọc dầu lớn nhất Châu Á tại Indonesia, Việt Nam

JX Nippon Oil & Energy Corp đang xem xét xây dựng nhà máy lọc dầu và xăng ở Indonesia và Việt Nam, trước nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm tại quê nhà. Đây sẽ là khoản đầu tư lớn lọc dầu đầu tiên ở châu Á ngoài Nhật Bản.

Công ty lọc dầu lớn nhất Nhật Bản nhìn thấy hai thị trường này địa điểm hứa hẹn nhất cho đầu tư do triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, chủ tịch của công ty Tsutomu Sugimori cho biết trong một cuộc phỏng vấn.


Indonesia và Việt Nam, nơi nhu cầu tiêu thụ dầu đang tăng 1-2 phần trăm một năm, đang tìm kiếm đầu tư để tăng cường năng lực lọc dầu trong nước nhằm giảm nhập khẩu sản phẩm đắt tiền. Một công ty lọc dầu Nhật Bản cũng đang xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam.

Ở Việt Nam, JX trước đây đã tìm cách hợp tác với Petrovietnam để mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng đã từ bỏ dự án này năm ngoái do không thể kết thúc đàm phán tài chính.


Idemitsu Kosan Co, công ty lọc dầu đứng số 2 của Nhật Bản, đã tham gia dự án 9 tỷ đô la xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam. Tổ hợp hóa dầu 200.000 thùng dầu mỗi ngày Nghi Sơn đánh dấu lần đầu tiên một nhà máy lọc dầu của Nhật Bản xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở châu Á ngoài Nhật Bản.


PetroVietnam hiện cũng đang tìm đối tác đầu tư cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn trị giá 7-8 tỷ đô la, công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày, dự kiến sẽ hoạt động trong 2020-2030.

Lightbridge hỗ trợ năng lượng hạt nhân dân sự cho Việt Nam

Lightbridge Corporation, công ty sáng tạo hàng đầu thiết kế nhiên liệu hạt nhân và cung cấp các dịch vụ tư vấn năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo cho các tổ chức thương mại và chính phủthông báo Công ty và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety - VARANS) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng hành chính, pháp lý, quy định cho chương trình năng lượng hạt nhân dân sự của Việt Nam. Lightbridge là công ty đầu tiên của Mỹ làm việc với VARANS về chương trình năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Thỏa thuận ký kết sau chuyến đi châu Á của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker.

"Bản ghi nhớ này công nhận chuyên môn toàn cầu của Lightbridge trong việc phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ hiệu quả không lợi nhuận, các chương trình năng lượng hạt nhân thương mại và là một bước quan trọng của Việt Nam để cung cấp năng lượng hạt nhân sạch, an toàn giá cả phải chăng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của quốc gia," Seth Grae,  Chủ tịch và Giám đốc điều hành Lightbridge cho biết.


Cơ hội năng lượng hạt nhân thương mại ở Việt Nam được ước tính là 10 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 50 tỉ USD vào năm 2030, theo Bộ Thương Mại Mỹ ước tính. Là thị trường năng lượng hạt nhân lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Trung Quốc, Việt Nam đã tuyên bố ý định cung cấp hơn 10% nhu cầu điện quốc gia từ hạt nhân vào năm 2030 Việt Nam. Hiện nay Việt Nam tạo ra 32 GWe điện từ các nhà máy thủy điện, than và điện khí tự nhiên. Kế hoạch sẽ xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân tại hai địa điểm trong thập kỷ tới sẽ tạo ra 4 GWe điện, theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.


Ông Grae cho biết khuôn khổ hợp tác là Lightbridge tư vấn hỗ trợ VARANS trong quy định hạt nhân, cấp phép, kiểm tra, và các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Chuyên mục phụ