Tin tức

Tin tức

Doosan Lentjes trúng thầu cấp hệ thống khử lưu huỳnh khí thải cho nhiệt điện Vĩnh Tân 1

Doosan Lentjes đã trúng thầu cung cấp hệ thống khử lưu huỳnh khí thải (flue gas desulphurisation - FGD) cho nhà máy nhiệt điện đốt than Vĩnh Tân 1. Dự án được hợp tác với nhà thầu chính CÔng ty TNHH Viện Thiết kế Năng lượng Điện Quảng Đông (Guangdong Electric Power Design Institute Co. Ltd - GEDI).

Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 công suất 1240 MW đang được xây dựng với kinh phí 2 tỷ USD dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động năm 2018. Doosan Lentjes cho biết công nghệ FGD của hãng sẽ loại bỏ sulfur dioxit từ khí thải của nhà máy, đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải môi trường. Điều này sẽ hỗ trợ chủ đầu tư nhà máy cung cấp điện năng bền vững trong khi giữ môi trường dân cư xung quanh Vĩnh Tân sạch và an toàn.

Hợp đồng bao gồm thiết kế kỹ thuật và chuyển giao các thiết bị FGD chính như vòi phun (spray nozzles), giàn phun, lọc sương và các thiết bị khác như làm mềm nước (absorbers), máy bơm nước biển, sục khí, thổi khí và hệ thống điều khiển phân tán DCS. Công nghệ FGD cung cấp cho lắp đặt và vận hành là công nghệ độc quyền Doosan Lentjes Khửu lưu huỳnh khí thải bằng nước biển (seawater flue gas desulphurisation - SWFGD)

 

IAI và Thales tích hợp chuẩn NATO STANAG 7085 Datalink lên máy bay không người lái Heron UAV MALE

Israel Aerospace Industries (IAI) Thales đã tiến hành thử nghiệm tích hợp chuẩn liên kết dữ liệu NATO STANAG 7085 lên máy bay không người lái độ cao trung bình Heron Medium-Altitude Long-Endurance (UAV MALE).

Thử nghiệm thông qua thiết bị đầu cuối liên kết dữ liệu Thales TMA 6000, với Module Tần số bộ đàm Elisra Modules Frequency và ăng-tentích hợp trên hệ thống Heron đã thành công trong chuyến bay. Trong chuyến bay thử nghiệm, tất ảnh video hồng ngoại và ánh sáng ban ngày được truyền đi trong thời gian thực đến trạm kiểm soát mặt đất, các cảm biến được kiểm soát trong thời gian thực từ mặt đất.

TMA 6000 tuân thủ tiêu chuẩn NATO (STANAG) 7085 (Tiêu chuẩn dạng sóng cho truyền tải thời gian thực cho dữ liệu video, hình ảnh Thu thập Tinh báo Trinh sát (Reconnaissance Intelligence Surveillance - ISR) từ cảm biến trên thiết bị đến trạm điều khiển ISR. Chuẩn đảm bảo tương thích tiêu chuẩn NATO và cấp phép tần số theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) quy định, cũng như  tăng khả năng chống nhiễu chống gây nghẽn. TMA 6000 truyền dẫn sóng bộ đàm với băng thông lên đến 137 Mb/s.

Heron máy bay không người lái UAV MALE phát triển bởi Israel Aerospace Industries. . Nó có khả năng hoạt động lên đến 45 giờ tại độ cao 9.000 m. Các biến thể khác nhau của Heron được vận hành bởi hơn 15 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm: Israel, Australia, Canada, Pháp, Đức ...

 

Hội thảo khu vực "Phòng chống hỏa hoạn ở đô thị"

Bộ phận Cảnh sát thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Bộ công an Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực ASEAN về « Phòng chống hỏa hoạn ở đô thị » trong hai ngày 01 và 02 tháng 07 năm 2015 tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội.

Hội thảo ở quy mô khu vực này sẽ qui tụ lãnh đạo các cơ quan phòng chống hỏa hoạn và cứu hộ của 10 nước ASEAN. Ba chuyên gia về an ninh dân sự của Pháp sẽ chia sẻ các kinh nghiệm và cách làm thực tế của họ trong ngành. 8 doanh nghiệp Pháp (trong đó có một số đã thành lập chi nhánh ở Việt Nam) cũng sẽ tham gia và giới thiệu các công nghệ, thiết bị mới nhất tại hội thảo, bao gồm GEROC, GIMAEX, LABARONNE-CITAF, LEADER, PAUL BOYE, TECOFI, THALES và SYSTEL.

Việt Nam, cũng như phần lớn các quốc gia của khu vực ASEAN, thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề hỏa hoạn ở đô thị. Thiệt hại về người là rất lớn và các hậu quả kinh tế, tài chính thường rất nặng nề. Hơn nữa, việc tiếp cận với đám cháy và tác nghiệp của nhân viên cứu hỏa lại bị hạn chế bởi điều kiện ở đô thị như độ hẹp của đường phố, độ cao của các tòa nhà và việc lấn chiếm đường dành riêng cho cứu hộ. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, tình trạng cũ nát của các tòa nhà và các vật liệu dễ bắt cháy được sử dụng khi xây dựng tòa nhà là những nguyên nhân chính gây hỏa hoạn.

Để có thể phòng và giải quyết tình trạng cấp bách này, các nhân viên cứu hộ phải được trang bị phù hợp, tổ chức đội ngũ và tập huấn đầy đủ. Thời gian tác nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng, có thể được rút ngắn nhờ vào các thiết bị viễn thông.

Tất cả những vấn đề này đều được đề cập đến trong bài phát biểu của các cơ quan cứu hộ Việt Nam, In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Bru-nây, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, My-a-ma và Phi-lip-pin. Hội thảo cũng sẽ có hai phiên thảo luận bàn tròn về việc tăng cường các quy định an toàn và quy trình tác nghiệp.

Chuyên mục phụ