Nhiệt điện

  • ADB thành lập quỹ hỗ trợ loại bỏ nhiệt điện đốt than

    Ngày 3/11, Ngân hàng phát triển Châu Á thông báo thành lập quỹ hỗ trợ loại bỏ nhiệt điện đốt than ở Châu Á trị giá hàng tỷ đô la với sự trợ giúp của các tổ chức tài chính, trước tiên là Indonesia và Philippines, sau đó đến Việt Nam. Tại Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26), các nước đã đồng ý thiết lập khung hành động để giảm phát thải các bon và gây ô nhiễm môi trường. 

    Cùng ngày, ADB thông báo sẽ làm việc với chính phủ Indonesia và Philippines để giảm phát thải lượng carbon. Với sự hỗ trợ và hỗ trợ tài chính của chính phủ phương Tây và Nhật Bản, một tổ chức sẽ được thành lập để thúc đẩy việc chuyển đổi từ nhiệt điện đốt than sang năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường. Thúc đẩy quá trình cacbon hóa thấp thông qua quỹ nhằm mục đích sớm xóa bỏ nhiệt điện than và một quỹ đầu tư vào năng lượng tái tạo và thiết bị lưu trữ điện. Mục tiêu sẽ xóa bỏ khoảng 5-7 nhà máy nhiệt điện đốt than. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài hai nước này, Việt Nam dự kiến ​​cũng sẽ giảm sử dụng than.

    16/1/2024 Korea Southern Power Company triển khai lò hơi sinh khối

    Korea Southern Power Company ký hợp đồng với Korea Environment Corporation triển khai dự án "Giảm khí thải nhà kính" bằng các lò hơi sinh khối Gyuwon Tech cho các nhà máy sản xuất lốp xe tại Tây Ninh. Korea Southern Power dự kiến giảm 80.000 tấn khí thải nhà kính trong 10 năm tới qua dự án này.

    5/3/2024 Chính phủ Úc tài trợ giảm phát thải các bon tại Đông Nam Á

    Thủ tướng Úc tuyên bố Úc sẽ tài trợ 2 tỷ đô la Úc cho các nỗ lực giảm phát thải các bon tại Đông Nam Á trong lễ kỷ niệm 50 năm Hợp tác và Hữu nghị Asean.

     

  • Ảrập - Hàn Quốc hợp tác xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than Nam Định

    Nhà máy nhiệt điện chạy than trị giá2 tỷ USD sẽ được xây dựng tại tỉnh Nam Định bởi tập đoàn  ACWA Power (Saudi Arabia) Taekwang Power Holdings (Hàn Quốc). Hai công ty đã ký kết một thỏa thuận chung để phát triển giai đoạn đầu tiên của nhà máy, được gọi là Nam Dinh1 IPP.

    Nhà máy được trang bị công nghệ đốt than sạch tạo điện, với nguồn than cung cấp từ Vinacomin. Liên danh sẽ điều hành và bảo dưỡng bởi công ty con NOMAC của ACWA.POSCO E & C của Hàn Quốc đã được chọn là nhà thầu ưu tiên hợp đồng EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng).

  • Danh mục các dự án LNG

    Danh mục dự án cảng nhập khí LNG

    Việc chuyển đổi từ phát điện bằng than sang phát điện khí hoá lỏng đặc biệt quan trọng với an ninh năng lượng của Việt Nam, đảm bảo cung cấp điện, giảm phát khí thải nhà kính.

    Danh mục dự án điện khí
     
     
     

    4/5/2022 Danh mục các nhà máy điện khí theo dự thảo Quy hoạch Điện 8

     

    Nội dung/ Năm

    2025

    2030

    2031-2045

    Ghi chú

    LNG Quảng Ninh I

     

    1 500

     

     

    LNG Thái Bình

     

    1 500

     

     

    LNG Nghi Sơn

     

    1 500

     

     

    LNG Quỳnh Lập

     

    1 500

     

     

    LNG Quảng Trạch 2

     

    1 500

     

    Theo Thông báo số 54/TB-VPCP ngày 25/02/2022

    NĐ LNG miền Bắc

     

     

    4 500

    Các vị trí tiềm năng có thể xem xét giai đoạn 2031-2045:
    1. Quỳnh Lập, Vũng Áng III (là nhiệt điện than đã có trong QHĐ VII điều chỉnh, các địa phương đang đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang LNG)
    2. Các vị trí: Thái Bình, Nam Định, Nghi Sơn, Thanh Hóa, …

    LNG Hải Lăng

     

    1 500

     

     

    LNG Chân Mây (*)

     

     

    1 500

    Dự phòng cho các dự án chậm tiến độ hoặc không thể triển khai trên thực tế và/hoặc sử dụng khí trong nước khi mỏ Kèn Bầu có kế hoạch phát triển.

    LNG Cà Ná

     

    1 500

     

     

    LNG Sơn Mỹ II

     

    2 250

     

     

    LNG Sơn Mỹ I

     

    2 250

     

     

    LNG Long Sơn

     

    1 500

     

     

    LNG Nhơn Trạch 3&4

    1500

     

     

     

    LNG Hiệp Phước GĐ I

    1200

     

     

     

    LNG Long An I

     

    1 500

     

     

    LNG Long An II

     

     

    1 500

    Đã được bổ sung QHĐ VII điều chỉnh theo Văn bản số 1080/TTg-CN ngày 13/8/2020

    LNG Bạc Liêu

    800

    2 400

     

     

    LNG miền Nam

     

     

    1 500

    Các vị trí tiềm năng có thể xem xét giai đoạn 2031-2045:
    1. Tân Phước (dự án nhiệt điện than đã có trong QHĐ VII điều chỉnh - EVN đang đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang LNG)
    2. Các vị trí: Hiệp Phước 2, Bến Tre, Mũi Kê Gà, Cà Mau, …

     
     
  • Doosan Energity thực hiện chuyển đổi đồng đốt nhiệt điện Nghi Sơn 2
  • Doosan Lentjes trúng thầu cấp hệ thống khử lưu huỳnh khí thải cho nhiệt điện Vĩnh Tân 1

    Doosan Lentjes đã trúng thầu cung cấp hệ thống khử lưu huỳnh khí thải (flue gas desulphurisation -FGD) cho nhà máy nhiệt điện đốt than Vĩnh Tân 1. Dự án được hợp tác với nhà thầu chính CÔng ty TNHH Viện Thiết kế Năng lượng Điện Quảng Đông (Guangdong Electric Power Design Institute Co. Ltd - GEDI).

    Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 công suất 1240 MW đang được xây dựng với kinh phí 2 tỷ USD dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động năm 2018.Doosan Lentjes cho biết công nghệ FGD của hãng sẽ loại bỏ sulfur dioxit từ khí thải của nhà máy, đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải môi trường.Điều này sẽ hỗ trợ chủ đầu tư nhà máy cung cấp điện năng bền vững trong khi giữ môi trường dân cư xung quanh Vĩnh Tân sạch vàan toàn.

    Hợp đồng bao gồm thiết kế kỹ thuật và chuyển giao các thiết bị FGD chính như vòi phun (spray nozzles), giàn phun, lọc sương và các thiết bị khác như làm mềm nước (absorbers), máy bơm nước biển, sục khí, thổi khí và hệ thống điều khiển phân tán DCS. Công nghệ FGD cung cấp cho lắp đặt và vận hành là công nghệ độc quyền Doosan Lentjes Khửu lưu huỳnh khí thải bằng nước biển (seawater flue gas desulphurisation - SWFGD)

     

  • EGAT International xây nhà máy nhiệt điện 2.3 tỷ đô la tại Quảng Trị

    EGAT International, đơn vị nước ngoài của Cục Phát Điện Thái lan (Electricity Generating Authority of Thailand) đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy nhiệt điện 2,26 $ tỷ đô la tại Quảng Trị.

    Việc xây dựng nhà máy 1200 MW này sẽ bắt đầu vào năm 2017 và dự kiến nhà máy vận hành vào năm 2021.

    11/11/2022 EGAT International thông báo ngừng dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trị

    Việc ngừng dự án nhiệt điện đốt than do khó khăn về huy động vốn và và chiến lược zero các bon của cả Chính phủ Việt Nam và Thái Lan, hạn chế nhiệt điện đốt than.

  • Gốm chống mòn Densit Gốm chống cháy Densit Wearflex 2000

    Gốm chống mòn Densit 2000 là hỗn hợp trộn sẵn một thành phần, có thể trát vữa dùng bảo vệ bề mặt khu vực mài mòn nặng, cho khả năng chịu nhiệt đến 400°C. Trong khoảng thời gian ngắn có thể lắp đặt lớp lót chống mòn hoặc kết hợp vật liệu chống mòn và vật liệu bảo ôn rất nhẹ và hiệu quả cao.

  • Howden sát nhập Spencer Tuabin

    Howden, công ty sản xuất thiết bị không khí và khí gas trong cơ sở trọng yếu như nhiệt điện... ngày 5/10 thông báo đã hoàn thành sát nhập Spencer Tuabin, công ty sản xuất thiết bị thông gió và khí gas chất lượng cao. Spencer Tuabin nổi tiếng với hệ thống chân không, bộ tăng áp khí gas (gas pressure booster), máy thổi công nghiệp industrial blower chất lượng cao, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt trong thời gian dài.

    Việc mở rộng này nằm trong chiến lược mở rộng thị trường sang công nghiệp và xử lý nước thải của Howden. Các quá trình sát nhập trước bao gồm: Fancraft của Nam Phi, Balcke-Dürr Rothemühle GmbH (Đức), Peter Brotherhood (Anh), Maintenance Partners (Hà Lan)Tại Việt Nam Howden là nhà cung cấp thiết bị gia nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện.

  • Janakuasa thỏa thuận xây dựng nhiệt điện Duyên Hải 2

    Việt Nam đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với công ty Malaysia Teknik Janakuasa hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao nhà máy điện đốt than 1.200 MW Duyên Hải 2.

    Nhà máy sử dụng thiết bị chính của công ty Alstom (Pháp) dự kiến đi vào hoạt động trước năm 2020, giá trị 2,2 tỷ USD.

  • JBIC ký cho vay dự án nhiệt điện Vân Phong 1

    Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã ký hợp đồng cho vay với số tiền lên tới khoảng 1,199 tỷ USD (phần JBIC) với Công ty TNHH Điện lực Vân Phong (Van Phong Power Company Limited - VAN PHONG), công ty đầu tư tại Việt nam của Sumitomo Corporation, cho Dự án nhiệt điện đốt than Vân Phong 1. Đây là khoản vay đồng tài trợ với Sumitomo Mitsui Bank Corporation, MUFG Bank, Ltd., Mizuho Bank, Ltd., Sumitomo Mitsui Trust Bank, Limited, Oversea-Chinese Bank Corporation Limited và DBS Bank Ltd., và Bank of China, với tổng số tiền đồng tài trợ khoảng 1,998 triệu USD. Khoản vay này sẽ được NEXI (Nippon Export and Investment Insurance ) bảo lãnh. Ngoài ra còn có thêm 799 triệu đôla là khoản cho vay của các tổ chức sau: Sumitomo Mitsui Banking Corporation, MUFG Bank, Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Trust Bank, Oversea Chinese Banking Corporation, DBS Bank và Bank of China.

    Dự án nhiệt điện Vân Phong 1 tiến hành theo hình thức xây dựng, sở hữu và vận hành với công suất lắp đặt 1.320 MW (hai tổ máy là 660 MW) tại huyện Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Điện sản xuất từ nhà máy này sẽ được bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với hợp đồng mua thời hạn 25 năm.

    Mục đích của khoản vay là hỗ trợ một dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài nơi công ty Nhật Bản tham gia với tư cách là nhà đầu tư. Khoản vay này do đó góp phần duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp Nhật Bản. Khoản vay này cũng đã gặp môt số phản đổi do chính sách ngừng tài trợ các nhà máy nhiệt điện do ô nhiễm môi trường.

    Dự án này nằm trong  những sáng kiến cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, như được nêu trong Tuyên bố chung Nhật Bản - Việt Nam  sau các cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức vào ngày 6 tháng 6 năm 2017 và ngày 31 tháng 5 năm 2018. Chiến lược xuất khẩu  các hệ thống cơ sở hạ tầng được sửa đổi vào tháng 6 năm 2018, chính phủ Nhật Bản bày tỏ ý định mở rộng xuất khẩu các hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng, cũng như tăng đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài.

  • JICA thúc đẩy LNG nhằm loại bỏ nhiệt điện đốt than

    Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA sẽ hỗ trợ đưa các nhà máy nhiệt điện dùng khí hóa lỏng LNG vào các nước đang phát triển để loại bỏ dần nhiệt điện đốt than, giảm phát thải khí CO2 và gây ô nhiễm ra môi trường.

    Hoạt động này sẽ được tiến hành từ mùa hè năm 2022 tại Cam Pu Chia và các quốc gia khác. Tại Đông Nam Á và Việt Nam, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng đang được tiến hành rất mạnh. Các nhà máy nhiệt điện LNG là lựa chọn tốt cho sự thay thế khi phát thải lượng khí CO2 bằng một nửa so với các nhà máy nhiệt điện đốt than, và không có chất thải gây ô nhiễm môi trường như tro bụi, xỉ...

    20/11/2021 Không phát triển nhiệt điện sau năm 2030

    Ngày 20/11 trong cuộc họp lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030,  Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công thương: Bám sát biện pháp giảm phát thải nhà kính  đạt mức phát thải bằng "0" vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP26. Rà sát lại quy hoạch nguồn điện than sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nguyên liệu hoặc không tiếp tục phát triển (nếu dự án không có ràng buộc gây thiệt hại về kinh tế).

    Việc này phù hợp với xu thế thì các nước đều phải cam kết không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cho các sản phẩm xuất khẩu, nguồn vốn hỗ trợ cho điện than từ các nước tài trợ cho Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều hạn chế, các tỉnh cũng không đồng ý dành quỹ đất cho điện than do lo ngại gây ô nhiễm môi trường.

    4/4/2022 Bộ Công Thương tìm nhập khẩu than từ Nam Phi và Úc

    S&P Global cho biết Bộ Công Thương có kế hoạch nhập khẩu than từ Nam Phi và Úc để bù đắp sự thiếu hụt than cung cấp cho các nhà máy điện trong nước, đặc biệt trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè tới. Việt Nam không nhập khẩu than từ Nam Phi năm ngoái, còn từ Úc năm ngoái 15.6 triệu tấn giảm 23%, nhưng năm nay do sự thiếu hụt than trong nước và khủng hoảng Ukraine nên nguồn cung bị gián đoạn. Tuy nhiên việc nhập khẩu này chưa rõ ràng do giá than tăng cao và nguồn cung cũng hạn chế.

     

  • Ký ghi nhớ cho vay và tổng thầu nhiệt điện Nam Định

    AWCA Power  đã kí hợp đồng EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 với Công ty Trung Quốc China Gezhouba Group International (CGGC Intl) trong diễn đàn "Một vành đai, Một con đường". Hợp đồng là bước tiếp theo thông báo tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện Nam Định năm 2018. CGGC sẽ hỗ trợ AWCA vốn tài trợ cho dự án từ Chính phủ Trung Quốc.

    AWCA cũng kí bàn ghi nhớ tài trợ dự án với Bank of China chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Bank of China là một trong bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc và là ngân hàng tài trợ chính cho dự án.

    Nhiệt điện Nam Định 1 có công suất giai đoạn 1 1200 MW với vốn đầu tư 2.4 tỷ đô la do AWCA và Công ty Hàn Quốc Korean Taekwang Power làm chủ dự án theo hình thức IPP.

  • LG Electronics Clinches cấp HVAC cho nhiệt điện Long Phú

    LG Electronics sẽ cung cấp các giải pháp sưởi ấm, ống gió và điều hòa không khí công suất lớn cho nhà máy nhiệt điện Long Phú. Hợp đồng giữa LG Electronics và Tổng thầu Power Machines đã được kí kết.

    Nhà máy nhiệt điện Long Phú công suất 1,2gigawatt đặt tại Long Phú, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Nam, trong khu vực rộng 1,15 triệu mét vuông. Bắt đầu từ cuối năm nay, LG sẽ bắt đầu cung cấp thiết bị làm lạnh và hệ thống điều hòa không khí cho 33 tòa nhà trong khu phức hợp. Sau khi lắp đặt, một nhóm công nhân LG Electronics sẽ ở lại công trường để kiểm tra và vận hành thử thiết bị.

     

  • Liên danh Marubeni Vietracimex làm chủ đầu tư nhiệt điện Ô môn II

    Ngày 25/9, Chính phủ vừa có công văn số 1200/TTG-CN do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký về việc chấp thuận chủ đầu tư dự án nhiệt điện Ô Môn II. Theo công văn này, Chính Phủ chấp thuận Liên danh Tổng Công ty  Cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex) - Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) làm chủ đầu tư dự án theo hình thức tự đầu tư xây dựng, sở hữu, vận hành (không theo hình thức đối tác công tư nữa). Công suất nhà máy cũng thay đổi từ 750 MW lên 1050 MW +- 10%, tiến độ đưa vào vận hành năm 2022 - 2023.

    Ban đầu dự án nhiệt điện Ô Môn II được giao cho Tổng Công ty Phát Điện II (EVNGENCO II) nhưng do việc thu xếp vốn khó khăn nên Chính phủ giao dự án cho tư nhân làm. Đây là nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu sạch khí hoá lỏng LNG với giá bán điện cao hẳn so với nhiệt điện đốt than là 2884 đồng / KW. Tổng mức đầu tư Liên danh dành cho nhà máy là 26.310 tỷ đồng.

  • Mitsubishi, Doosan Heavy ký hợp đồng mở rộng nhiệt điện Vĩnh Tân 4

    Tập đoàn thương mại Nhật Bản Mitsubishi Corp, Doosan Heavy Industries & Construction cùng hai đối tác Việt Nam là Công ty tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2), công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương đã nhận được hợp đồng từ Tập đoàn điện lực Việt Nam xây dựng nhiệt điện đốt than Vĩnh Tân 4. 

    Tổng chi phí của dự án được ước tính vào khoảng 70 tỷ yên (619 triệu đô la). Bốn đối tác này hiện đang xây dựng hai tổ máy 600 MW tại nhiệt điện Vĩnh Tân 4 theo hợp đồng ký năm 2013. Hợp đồng mới bổ sung thêm tổ máy nữa có cùng công suất, nhưng hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn, trong khu vực liền kề. Tổng công suất đầu ra của nhà máy sẽ là 1,800MW.

    Mitsubishi sẽ cung cấp tua bin hơi và thiết bị phát điện, trong khi Doosan sẽ cung cấp nồi hơi và thực hiện xây dựng. Các đối tác Việt Nam sẽ cung cấp thiết bị phụ trợ cho nhà máy.    

  • Ngành điện nâng cao công suất bằng nhiệt điện chạy than, năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo

     

    Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - Biểu đồ năng lượng hạt nhân Việt Nam 2013

    (EIA) Việt Nam đã sẵn sàng thay đổi hệ thống phát điện trong hai thập kỷ tới để hiện điện hóa nền kinh tế cũng như trở thành quốc gia công nghiệp hóa. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp cũng như hỗ trợ các mục tiêu an ninh năng lượng, Việt Nam đang gia tăng nhanh tổng công suất phát điện. Bao gồm việc bổ sung các nhiệt điện chạy than, kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ở Đông Nam Á các trang trại điện gió ngoài khơi đầu tiên ở châu Á.

    Thời gina gần đây sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu nhanh chóng đã đi kèm với tăng tiêu thụ năng lượng trong nước. Tổng cục Thống kê của Việt Nam ước tính rằng nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm 10% -12%, tăng từ 169,8 terawatthours (TWh) vào năm 2.015 lên 615,2 TWh vào năm 2030. Trong báo cáo năm 2013 gửi cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Việt Nam dự báo công suất nhu cầu 201540 gigawatts (GW), và tăng tới gần 140 GW vào năm 2030.

    Các nguồn nhiên liệu cho phát điện bao gồm:

    Than. Trong năm 2014, lượng than tiêu thụ hàng năm là 19,1 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2013. Tiêu thụ than tiếp tục tăng trong năm 2015 do thời tiết nóng và sự suy giảm của thủy điện. Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển ngành khai thác than phải nhập khẩu than có giá cao hơnPetroVietnam đang tìm kiếm để mua 11 triệu tấn than mỗi năm bắt đầu vào năm 2017 để cung cấp cho các nhà máy phát điện của mình.

    Khi tự nhiên. Tăng đầu tư nước ngoài trong thập kỷ vừa qua dẫn đến thăm dò khí đốt tự nhiên lớn hơn, tăng đáng kể trữ lượng khí đốt tự nhiên của Việt Nam. PV Gas, sẽ sớm đưa trạm khí hóa lỏng LNG Thị Vải và Mỹ Sơn hoạt động vào năm 2017 và 2018. Trong năm 2014, PV Gas đã ký một thỏa thuận mua với Gazprom của Nga. Theo thỏa thuận, PV Gas sẽ nhận được 48 tỷ feet khối khí tự nhiên mỗi năm thông qua cảng LNG Thị Vải.

    Năng lượng hạt nhân. Các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên phát điện trong khu vực Đông Nam Á được dự kiến xây dựng tại Việt Nam. Trong năm 2010, Nga đã đồng ý xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân1.000 megawatt (MW)tại Ninh Thuận 1. Nhật Bản tiếp theo vào năm 2011 ký thỏa thuận xây nhà máy nhiệt điện hạt nhân Ninh Thuan 2. Sự cố hạt nhân Fukushima làm trì hoãn các kế hoạch này. Dự kiến việc xây dựng nhà máy Ninh Thuận 1 dự kiến sẽ không bắt đầu cho đến năm 2020.

    Năng lượng gió. Việt Nam đang xây dựng các trang trại gió ngoài khơi đầu tiên ở châu Á. Giai đoạn I (16 MW) của trang trại gió Bạc Liêu đã hoạt động, giai đoạn II (83,2 MW) dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2016. Tháng ba năm 2015, Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ trao tặng tài trợ nghiên cứu khả thi giai đoạn III. Một dự án khác, các trang trại gió Tây Nguyên, đã khởi công tháng ba năm 2015. Nhà máy này có công suất thiết kế 120 MW; giai đoạn đầu tiên (28 MW) dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2016.

    Việc tăng công suấtphát điện mới này sẽ đòi hỏi bổ sung mới cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối. Điện lực Việt Nam (EVN), đang theo đuổi những thách thức kép bao gồmiện đại hóa cơ sở hạ và lắp đặt công suất phát điện lớn hơn. Dự án Hiệu quả Truyền dẫn Ngân hàng Thế giới (World Bank Transmission Efficiency Project ) cam kết cho Việt Nam vay 500 triệu đô la để nâng cao công suất và độ tin cậy cho hệ thống truyền tải điện.

  • Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3 đầu tư phần mềm AVEVA Enterprise

    AVEVA thông báo Công ty TNHH BOT Phú Mỹ (PM3) đã triển khai thành công AVEVA NET cho dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3. Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3 cần công cụ quản lý thông tin để trực quan  chính xác việcsản xuất, xây dựng và bảo trì trong nhà máy. AVEVA NET đáp ứng tất cả các mục tiêu kinh doanh kỹ thuật, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và cho phép truy cập trực tiếp đến thông tin dự án.

    "AVEVA NET cho phép chúng tôi tập trung tất cả các dữ liệu dự án tại một địa điểm duy nhất đểchia sẻ cho toàn bộ dự án", ông Yoon Yong Cho, Giám đốc kỹ thuật của PM3. "Điều này rất quan trọng, bao gồm các mốc thay đổi thiết kế. AVEVA NET giúp quá trình nghiệm thu thuận lợi, đặc biệt khi có các thay đổi. Với PM3, AVEVA NET sự lựa chọn đúng. Phần mềm cho phép thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả chính xác theo yêu cầu của chúng tôi. "

    AVEVA NET là bộ phần mềmquản lý thông tin mạnh mẽ và an toàn cho phép đối chiếu, contextualisation, xác nhận và mô phỏng trực quan tất cả các dữ liệu và các tài liệu dự án, tài sản, bất kể vị trí hoặc phần mềm thiết kế. Dữ liệu có thể từ AVEVA hoặc phần mềm của bên thứ ba, từ các hệ thống quản lý, hoặc từ các ứng dụng phù hợp thực hiện bởi các chuyên giaAVEVA.

  • Nhật Bản đẩy mạch năng lượng sạch tại Đông Nam Á

    Nhật Bản đã khởi động quỹ trị giá 10 tỷ đô la để thúc đẩy năng lượng sạch tại Đông Nam Á. Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Châu Á (Asia Energy Transition Initiative  - AETI) được Bộ Thương Mai và Công nghiệp, Tài nguyên Nhật Bản đưa ra vào tháng 5, nhằm đổi mới và đầu tư vào hiệu quả năng lượng, năng lượng sạch, nhà máy không thải carbon thay thế cho các nhà máy nhiệt điện than.

    Đây là thay đổi đáng kinh ngạc trong chính sách năng lượng của Nhật Bản, mà các quốc gia Đông Nam Á được hưởng lợi nhiều nhất khi Nhật Bản và Trung Quốc là hai nhà đầu tư năng lượng lớn nhất Đông Nam Á đang ngày càng lệ thuộc vào than đá. Theo Viện kinh tế Năng lượng, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cấp tài chính cho 90% dự án nhiệt điện tại Đông Nam Á, đầu tư khoảng 77.2 tỷ đô la từ năm 2010 theo báo cáo của tổ chức Hòa Bình Xanh Nhật Bản. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency), khu vực có sự tăng trưởng tiêu thụ điện 6% một năm, trong đó nhiệt điện chạy than tăng nhanh nhất với tỷ lệ 56% sản lượng điện tại Indonesia, 34.3% tại Việt Nam và 29.3% tại Campuchia.

    Nhưng những năm vừa qua phần lớn các ngân hàng Nhật Bản như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, MUFG, công ty thương mại Sumitomo đã thông báo rút khỏi đầu tư nhiệt điện chạy than. Việc thành lập quỹ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Châu Á cung cấp giải pháp thay thế cho nhiệt điện chạy than sang sử dụng năng lượng sạch. Cùng với việc Hàn Quốc cũng rút dần khỏi các khoản đầu tư cho nhiệt điện chạy than, sẽ chỉ còn lại Trung Quốc là nhà đầu tư cho nhiệt điện chạy than cũng như nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ khu vực như than đá từ Indonesia và dầu mỏ từ Malaysia.

    Đây là một phần trong nỗ lực chưa đủ nhằm đạt được mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong thỏa thuận Paris, giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C, mà khu vực Đông Nam Á đang thực hiện chậm hơn các nước khác trong nỗ lực giảm phát thải các bon. Cùng với việc giá than tăng kỷ lục trong thời gian vừa qua việc áp dụng năng lượng sạch cho nhà máy không phát thải các bon sẽ được các doanh nghiệp đẩy mạnh.

     

  • NHPT tiếp tục cho vay 2.500 tỷ đồng thực hiện 02 Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện Duyên Hải 1

    Ngày 07/1/2013, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký kết hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện Duyên Hải 1 bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

    Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện Duyên Hải 1 có tổng công suất 2.400 MW với tổng mức đầu tư của cả 2 dự án là 52.722 tỷ đồng có mục tiêu cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam và hệ thống điện Quốc gia, đáp ứng chương trình phát triển nguồn điện trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015.

    Theo hợp đồng tín dụng này, NHPT cho EVN vay với số vốn 2.500 tỷ đồng. Trước đó, ngày 24/02/2012, NHPTvà EVN ký Hợp đồng tín dụng với số vốn vay 5.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn NHPT cho EVN vay đầu tư đối với 02 dự án này là 7.500 tỷ đồng.

     Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của ngành điện đối với việc phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo tiền đề cho các lĩnh vực sản xuất và đời sống, NHPT đã rất chú trọng hỗ trợ đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành điện (của cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư phát triển điện năng cho nền kinh tế). Các dự án thuộc ngành điện chiếm 39% trên tổng dư nợ vay tín dụng đầu tư tại NHPT, trong đó 45,6% là các dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.

    Tính đến hết ngày 31/12/2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trên 80 dự án nguồn điện và lưới điện vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT với số vốn đã ký là 36.902 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ vay hơn 19.000 tỷ đồng, trong đó có một số công trình, dự án là các công trình trọng điểm quốc gia như công trình dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Huội Quảng, Thủy điện Bản Chát...

  • POSCO Energy xem xét rút khỏi nhiệt điện đốt than

    POSCO Energy đang xem xét việc rút khỏi các dự án nhiệt điện ở nước ngoài với việc bán lại 30% cổ phần tại Nhiệt điện Mông Dương 2, Quảng Ninh. Lý do là các nước trên thế giới đang có quan điểm tiêu cực về nhiệt điện đốt than, và Posco Energy phải giảm nhiệt điện đốt than để đạt được các chỉ tiêu ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Trước đó cổ đông lớn nhất của nhà máy Mông Dương 2, tập đoàn AES cũng đã bán 51% cổ phần nhà máy cho tập đoàn khác tại Hoa Kỳ. Tập đoàn POSCO cuối năm ngoái đã tuyên bố trở thành công ty không phát thải các bon vào năm 2050.

Sản phẩm

Băng keo CĐ trung thế

Tiêu chuẩn sản xuất và thử nghiệm 

- ASTM D4388-08: Standard Specification for Nonmetallic Semi-Conducting and Electrically Insulating Rubber Tapes - ASTM D4325-13: Standard Test Methods for Nonmetallic Semi-Conducting and Electrically Insulating Rubber Tapes - ASTM D2301-10: Standard Specification for Vinyl Chloride Plastic Pressure- Sensitive Electrical Insulating Tape - ASTM D1000-17: Standard Test Methods for Pressure-Sensitive Adhesive-Coated Tapes Used for Electrical and Electronic Applications