Tin tức

Tin tức

Cấu trúc lại Cục cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy và Cứu hộ, Cứu nạn

Ngày 26 tháng 8, Bộ Công an đã tổ chức buổi lễ ra mắt Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ, Cứu nạn.

Theo Nghị định số 21/2014 /NĐ-CP ngày 25 tháng ba của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC và CHCN trước thuộc Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự xã hộ, nay sẽ trực tiếp do Bộ Công An quản lý.

Đại tá Tiến sỹ Đoàn Việt Mạnh giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CHCN. Đại tá Đoàn Việt Mạnh nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC.

Nhật Bản tổ chức hội thảo thúc đẩy xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang ASEAN

Chính phủ Nhật Bản dự định tổ chức một cuộc hội thảo vào cuối tháng Chín với sự tham gia của các quan chức từ các nước ASEAN để thúc đẩy xuất khẩu các thiết bị quốc phòng của Nhật Bản đối với những quốc gia châu Á, nguồn tin Chính phủ Nhật cho biết hôm Chủ nhật.

Đây sẽ là lần họp đầu tiên của Nhật Bản và Hiệp hội các nước Đông Nam Á thảo luận về xuất khẩu vũ khí kể từ khi nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nới lỏng hạn chế về xuất khẩu vũ khí vào tháng Tư.

Trong hội thảo ở Tokyo, chính phủ Nhật sẽ trình bày về khả năng thiết bị và công nghệ Nhật Bản giúp tăng cường khả năng quốc phòng của các quốc gia ASEAN, cũng như tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng môi trường an ninh của Nhật Bản sẽ được cải thiện nếu các nước ASEAN tăng cường khả năng răn đe của mình khi đối mặt với sự quyết đoán trên biển ngày càng tăng của Trung Quốc. Một số nước ASEAN đang tham gia vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại buổi hội thảo với chủ đề chính của "An ninh hàng hải", các quan chức Nhật Bản sẽ giải thích chính sách mới xuất khẩu thiết bị quốc phòng đã thay thế lệnh cấm vận gần nửa thế kỷ về xuất khẩu vũ khí, khả năng tàu và máy bay Nhật Bản tăng cường an ninh cho các nước ASEAN.

Nhật Bản cam kết chuyển giao thiết bị quốc phòng phù hợp với mỗi quốc gia trước khi xuất khẩu. Sau buổi hội thảo, Nhật Bản có kế hoạch về việc ký kết thỏa thuận với các nước quan tâm mua thiết bị của Nhật Bản.

Tập đoàn JX Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư nhà máy lọc dầu lớn nhất Châu Á tại Indonesia, Việt Nam

JX Nippon Oil & Energy Corp đang xem xét xây dựng nhà máy lọc dầu và xăng ở Indonesia và Việt Nam, trước nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm tại quê nhà. Đây sẽ là khoản đầu tư lớn lọc dầu đầu tiên ở châu Á ngoài Nhật Bản.

Công ty lọc dầu lớn nhất Nhật Bản nhìn thấy hai thị trường này địa điểm hứa hẹn nhất cho đầu tư do triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, chủ tịch của công ty Tsutomu Sugimori cho biết trong một cuộc phỏng vấn.


Indonesia và Việt Nam, nơi nhu cầu tiêu thụ dầu đang tăng 1-2 phần trăm một năm, đang tìm kiếm đầu tư để tăng cường năng lực lọc dầu trong nước nhằm giảm nhập khẩu sản phẩm đắt tiền. Một công ty lọc dầu Nhật Bản cũng đang xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam.

Ở Việt Nam, JX trước đây đã tìm cách hợp tác với Petrovietnam để mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng đã từ bỏ dự án này năm ngoái do không thể kết thúc đàm phán tài chính.


Idemitsu Kosan Co, công ty lọc dầu đứng số 2 của Nhật Bản, đã tham gia dự án 9 tỷ đô la xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam. Tổ hợp hóa dầu 200.000 thùng dầu mỗi ngày Nghi Sơn đánh dấu lần đầu tiên một nhà máy lọc dầu của Nhật Bản xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở châu Á ngoài Nhật Bản.


PetroVietnam hiện cũng đang tìm đối tác đầu tư cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn trị giá 7-8 tỷ đô la, công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày, dự kiến sẽ hoạt động trong 2020-2030.

Chuyên mục phụ