Tin tức

Tin Công nghệ

Hà Nội đầu tư hệ thống giao thông thông minh

Ngày 5 tháng 3, Sở GTVT Hà Nội đã họp công bố triển khai xây dựng hệ thống giao thông thông minh và thành lập Trung tâm điều hành trên đại lộ Thăng Long.

Theo dự thảo đề án, trên tuyến đường này sẽ áp dụng hệ thống đếm, phân loại phương tiện giao thông tự động với khả năng nhận dạng và ghi lại phương tiện di chuyển; hệ thống camera giám sát gồm 56 máy quay; hệ thống báo hiệu tin nhắn thay đổi (Variable Message Signs -VMS) cung cấp thông tin giao thông đến người điều khiển phương tiện; hệ thống truyền dữ liệu DTS bảo đảm kết nối toàn bộ các thiết bị trong hệ thống...

Tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng 156,8 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 87,7 tỉ đồng; số còn lại là xã hội hóa.

Việt Nam hiện có hơn 31 triệu xe máy, hơn 1,6 triệu xe ôtô các loại và dự báo con số này còn tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng yếu kém, mức độ an toàn giao thông thấp, thành phần dòng xe đa dạng, hỗn hợp, trong đó xe máy chiếm chủ đạo, hành vi và văn hóa giao thông còn phân tầng, tự phát... Thực tế này đang đặt ra nhu cầu cấp bách cho Việt Nam trong việc áp dụng giao thông thông minh (ITS) để kiểm soát và điều khiển giao thông một cách có hiệu quả.

ITS đã được được ứng dụng tại mạng lưới đường cao tốc Việt Nam gồm Quốc lộ 3 khu vực miền Bắc (kinh phí 2.045 tỷ đồng, do Jica - Nhật Bản tài trợ), các đoạn đường cao tốc tại Hà Nội (151 tỷ đồng, vốn vay ODA Nhật Bản), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương (664 tỷ đồng từ vốn vay ưu đãi của Hàn Quốc), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình...

Thị trường cảm biến cử động và không chạm, dự báo và phân tích 2013 - 2020

  Cảm biến cử động và không chạm là công nghệ cảm ứng cho phép người dùng tương tác với thiết bị để thực hiện thao tác mà không cần tiếp xúc với thiết bị. Thiết bị cảm ứng không chạm được chia ra theo thị trường; thiết bị cảm ứng không chạm dành cho thiết bị vệ sinh và thiết bị cảm ứng không chạm sinh trắc học. Báo cáo đề cập đến các công nghệ của thị trường thiết bị cảm ứng không chạm và cảm ứng cử động.

  Thị trường cảm biến không chạm và cảm ứng cử động sẽ đạt khoảng 22 tỷ đô la mỹ vào năm 2020, với tốc độ phát triển hai chữ số từ 2013-2020. Giá trị thị trường trong năm 2012 là vào khoảng 2 tỷ đô la.

  Báo cáo phân tích thị trường thiết bị theo công nghệ, sản phẩm, ứng dụng. Ví dụ, với cảm ứng không chạm được phân loại theo công nghệ như nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng võng mạc, giọng nói và cảm ứng không chạm dùng vân tay sinh trắc học. Tương tự, thị trưởng cảm ứng không chạm thiết bị vệ sinh được chia theo nhóm sản phẩm như vòi nước, hộp bơm xà phòng, thùng rác, máy sấy tay, hộp giấy vệ sinh và thiết bị xả nước. Thị trường thiết bị cảm biến cử động phân chia theo máy ảnh 2D, máy ảnh 3D, máy siêu âm, máy hồng ngoại, bật tắt thiết bị điện trường gần (khoảng cách gần).

  Báo cáo cũng phân tích các tác động lên thị trường bao gồm: thúc đẩy, hạn chế và cơ hội. Ước tính thị trường và chi tiết các công ty đang tham gia cung cấp sản phẩm tại các thị trường khác nhau.

Các điểm chính trong báo cáo

* Thị trường thiết bị cảm ứng cử động và cảm ứng không chạm sẽ phát triển nhanh chóng từ năm 2013-2020.

* Thiết bị cảm ứng không chạm dành cho nhà vệ sinh sẽ phát triển với tốc độ 33% từ năm 2013-2020.

* Châu Á Thái Bình Dương là thị trường phát triển nhanh nhất cho cảm ứng không chạm sinh trắc học, tiếp theo là Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi.

 * Nhận dạng khuôn mặt chủ yếu dùng cho các cơ quan chính phủ trong vòng 7 năm tới.

 * 99% thiết bị nhận dạng cử động dùng cho thiết bị điện tử dân dụng.

 * Camera 2D vẫn chiếm tỷ trọng lớn sản phẩm dành cho điện thoại thông minh trong vòng 7 năm tiếp theo. Các công nghệ mới như siêu âm, hồng ngoại, kết nối trường gần và 3D chỉ tăng trưởng nhẹ.

*  Thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe là thị trường chính cho cảm biến cử động.

* Cảm biến cử động cho tự động hóa nhà máy sẽ được thương mại vào năm 2015.

Chi tiết báo cáo

 Gesture Recognition & Touch-Less Sensing Market by Technology (2D, 3D, Ultrasonic, IR, Capacitive), Product (Biometric, Sanitary Equipment), Application (Healthcare, Consumer Electronics, Automotive), Geography (Americas, EMEA & APAC) - Global Forecasts and Analysis to 2013 – 2020

 

AREVA và Schneider Electric hợp tác phát triển hydrogen fuel cel

  AREVA Schneider Electric đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược để phát triển thiết bị lưu trữ năng lượng dựa trên công nghệ tế bào nhiên liệu hydro (hydrogen fuel cell).

  Theo thỏa thuận, hai bên sẽ cùng thiết kế các giải pháp lưu trữ năng lượng đảm bảo độ tin cậy của lưới điện tại các vùng xa, cô lập và khả năng tiếp cận lưới điện bị hạn chế.

  AREVA sẽ cung cấp Box Greenergy (TM), giải pháp lưu trữ năng lượng bằng điện phân pin nhiên liệu. Gải pháp sử dụng lưu trữ hydro và oxy từ điện phân nước khi phụ tải thấp để sản xuất  lại điện khi tải tăng cao. Công nghệ này phát minh từ năm 2011. Công nghệ được sử dụng cho phát điện năng lượng mặt trời 560 kW trình diễn MYRTE, Corsica.  Greenergy (TM) được kết nối với pin quang điện 35 kW tại La Croix Valmer (miền Nam nước Pháp).