Tin tức

Tin tức

Hà Nội đầu tư hệ thống giao thông thông minh

Ngày 5 tháng 3, Sở GTVT Hà Nội đã họp công bố triển khai xây dựng hệ thống giao thông thông minh và thành lập Trung tâm điều hành trên đại lộ Thăng Long.

Theo dự thảo đề án, trên tuyến đường này sẽ áp dụng hệ thống đếm, phân loại phương tiện giao thông tự động với khả năng nhận dạng và ghi lại phương tiện di chuyển; hệ thống camera giám sát gồm 56 máy quay; hệ thống báo hiệu tin nhắn thay đổi (Variable Message Signs -VMS) cung cấp thông tin giao thông đến người điều khiển phương tiện; hệ thống truyền dữ liệu DTS bảo đảm kết nối toàn bộ các thiết bị trong hệ thống...

Tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng 156,8 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 87,7 tỉ đồng; số còn lại là xã hội hóa.

Việt Nam hiện có hơn 31 triệu xe máy, hơn 1,6 triệu xe ôtô các loại và dự báo con số này còn tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng yếu kém, mức độ an toàn giao thông thấp, thành phần dòng xe đa dạng, hỗn hợp, trong đó xe máy chiếm chủ đạo, hành vi và văn hóa giao thông còn phân tầng, tự phát... Thực tế này đang đặt ra nhu cầu cấp bách cho Việt Nam trong việc áp dụng giao thông thông minh (ITS) để kiểm soát và điều khiển giao thông một cách có hiệu quả.

ITS đã được được ứng dụng tại mạng lưới đường cao tốc Việt Nam gồm Quốc lộ 3 khu vực miền Bắc (kinh phí 2.045 tỷ đồng, do Jica - Nhật Bản tài trợ), các đoạn đường cao tốc tại Hà Nội (151 tỷ đồng, vốn vay ODA Nhật Bản), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương (664 tỷ đồng từ vốn vay ưu đãi của Hàn Quốc), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình...

HSBC sắp xếp cho Việt Nam Airlines khoản vay 112 triệu đô la để mua máy bay

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airline đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng HSBC và Ngân hàng Deutsche Pfandbriefbank một khoản vay 112 triệu đô la để mua máy bay. Được biết khoản vay này dùng để mua mới hai máy bay Airbus.

Huy động nguồn lực đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

Chinhphu.vn) -  Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giao thông vận tải với tốc độ nhanh, đồng bộ, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đây là mục tiêu của đề án Huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vừa được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 4403/QĐ-BGTVT.

Giải quyết tình trạng thắt cổ chai của hệ thống cơ sở hạ tầng

Chuyên mục phụ