Tin tức

Tin thị trường

Trung tâm y khoa Medic lắp đặt thiết bị hình ảnh 2D/3D EOS imaging

EOS imaging, hãng tiên phong trong công nghệ hình ảnh y tế chỉnh hình 2D / 3D, hôm nay thông báo lắp đặt một hệ thống hình ảnh EOS® tại Trung tâm Y khoa Medic (MMC), thành phố Hồ Chí Minh. Medic là trung tâm y tế và X quang lớn nhất Việt Nam.

Medic  cơ sở y tế cung cấp dịch vụ cho hơn 1.000 bệnh nhân mỗi ngày, bao gồm các dịch vụ chuyên ngành, như khoa nhi, nội tiết, tim mạch và thần kinh. Medic cung cấp dịch vụ tại Việt nam và cả lào, Camphuchia.

Hệ thống EOS cung cấp hình ảnh toàn thân của bệnh nhân 2D/3D ở các vị trí với liều lượng ít hơn 50% X quang kỹ thuật số và 85% so với CT Scan, theo ALARA (As Low As Reasonably Achievable) về giảm thiểu phóng xạ.

Hãng EOS imaging thiết kế, phát triển, và thị trường hóa hệ thống EOS®, hệ thống hình ảnh y tế mang tính cách mạng và được cấp bằng sáng chế, dựa trên công nghệ đoạt giải Nobel Vật lý của George Charpak.

 

Samsung Heavy đầu tư nhà máy 950 triệu đô la ở nước ngoài

Samsung Heavy Industries, công ty đóng tàu lớn thứ ba thế giới, đang có kế hoạch thiết lập cơ sở ở nước ngoài đầu tiên của mình trong quá trình thay đổi sản xuất sau khi sáp nhập với Tập đoàn Samsung.

Công ty đặt mục tiêu dành khoảng 1 nghìn tỷ won ($ 950 triệu đô la) vào nhà máy vào năm 2017, Giám đốc tài chính Chun Tae Heung nói trong cuộc phỏng vấn ngày hôm qua. Indonesia, Việt Nam và Malaysia đang được xem xét để xây dựng nhà máy đóng tàu hàng, tàu chở dầu và tàu container nhỏ.

Công ty kế hoạch tập trung vào làm cho sản phẩm khai thác dầu và tàu lớn có lợi nhuận cao, và cắt giảm chi phí sản xuất tàu lợi nhuận thấp hơn bằng cách xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Thay đổi chiến lược đưa ra sau khi Samsung Heavy kết hợp với Samsung Engineering Co để tạo ra một công ty có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ châu Âu Saipem SpA (SPM) và Technip SA (TEC).

YANMAR Hỗ trợ hiện đại hóa tàu đánh cả ngừ

YANMAR thông báo tiến hành dự án hiện đại hóa ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ của Việt Nam. Công ty có kế hoạch sử dụng chuyên môn độc đáo và giải pháp từ nhiều năm trong ngành công nghiệp đánh bắt cá của Nhật Bản để giúp giải quyết các vấn đề trong thị trường Việt Nam, hiện tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam đóng góp phần đáng kể vào thị trường thế giới, và là ngành công nghiệp lớn cho đất nước. Hơn 90.000 tàu thuyền đánh cá hoạt động tại Việt Nam, nhưng hầu như tất cả đều được đóng bằng gỗ với hiệu quả thấp tiêu hao nhiên liệu và tốc độ, cùng với các yếu tố khác có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường.

Nhận thức được những vấn đề này, YANMAR sẽ bắt đầu cung cấp các giải pháp độc đáo đến Việt Nam trong mùa hè này. Công ty sẽ chạy thực hiện chương trình và kiểm tra để tăng cường các phương pháp khai thác bền vững, tăng lợi nhuận đánh bắt cá ngừ của ngư dân, làm tàu thuyền đánh cá sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và duy trì độ tươi và chất lượng cá đánh bắt.

Dự án sẽ được phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thuỷ, Trường Đại học Nha Trang  (UNISHIP) để hiện đại hóa các tàu đánh cá ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên Bình Định, vùng duyên hải Nam Trung bộ. Mục đích hoàn thành một nguyên mẫu thuyền đánh cá vào đầu tháng Tám, và chạy thử nghiệm bắt đầu vào tháng Chín. YANMAR cũng có kế hoạch thu thập dữ liệu về giảm carbon dioxide từ nguyên mẫu thuyền đánh cá.

Nguyên mẫu  thuyền đánh cá sẽ được tạo ra bằng cách sử dụng một mô hình tàu YANMAR vỏ sợi thủy tinh. Tàu dài (18 mét), nặng 35 tấn, trang bị động cơ diesel sạch Yanmar 350 mã lực.