Tin tức

Tin Công nghệ

SK C&C cung cấp giải pháp giao thông thông minh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

VT Techlogy

 

SK C&C, công ty tích hợp hệ thống thuộc tập đoàn SK cho biết sẽ cung cấp hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Công ty đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn ITD để triển khai dự án này.

SK cung cấp nền tảng tích hợp giao thông thông minh NEXCORE-ITS cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. NEXCORE-ITS bao gồm các mo dun: Phát hiện xe vi phạm ( vehicle detection), theo dõi tình trạng giao thông (traffic condition monitoring), thu phí (toll collection), kiểm soát đèn tín hiệu (electronic signage control), camera nhận dạng biến số giám sát, quản lý xe buýt và phát hiện đỗ xe vi phạm.

Công ty triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh đầu tiên ở Hàn Quốc và đã cung cấp cho Azerbaijan và Mông Cổ.

 

 

MWC 2016 - Samsung và Qualcomm trình diễn thiết bị để cung cấp tế bào nhỏ ngành công nghiệp hàng đầu hỗ trợ LTE trong phổ không có giấy phép Small Cells hỗ trợ LTE phổ tần số không cần cấp phép

Samsung Electronics và Qualcomm Technologies, Inc., một công ty con thuộc Qualcomm Incorporated, đã giới thiệu tại MWC 2016 sản phẩm Small Cell hỗ trợ LTE trong phổ không cần giấy phép để nâng cao tốc độ và khả năng của các mạng di động - giúp các nhà khai thác dịch vụ di động mở rộng vùng phủ sóng và trải nghiệm người dùng.

Khi số lượng dịch vụ dữ liệu và thiết bị điện thoại thông minh tăng cao, sẽ cần nhiều phổ tần số hơn để tăng tốc độ truy cập dữ liệu và đảm bảo sự hài lòng của người dùng. LTE phổ Không cấp phép là công nghệ sử dụng băng tần cần cấp phép và băng tần không cần cấp phép, chẳng hạn như 5 GHz, có hiệu quả và kịp thời trong việc nâng cao công suất và tốc độ mạng.

Samsung LTE-Ue Femtocell sử dụng chíp Qualcomm FSM 9955 của Qualcomm Technologies. Thông qua sự kết hợp của phổ tần cấp phép và không có giấy phép, Small  Cells LTE-U eFemto của Samsung giúp các nhà khai thác dịch vụ di động đối phó với nhu cầu tăng vọt dữ liệu di động bằng cách cải thiện hiệu suất mạng tại các điểm truy cập hotsot, môi trường doanh nghiệp bao gồm các văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện và các không gian công cộng khác.

Qualcomm FSM9955 chipset sử dụng công nghệ Carrier Sensing Adaptive Transmission (eCSAT) kết hợp Wifi theo tiêu chuẩn mới nhất LTE-U Forum, cho phép chia sẻ băng tần không cần cấp phép dưới và trên ngưỡng Wi-Fi’s Energy-Detect (ED).

Sử dụng Qualcomm FSM 9955 chipset, Small Cell Samsung LTE-Ue Femto hỗ trợ LTE Licensed-Assisted Access (LAA) bằng cách nâng cấp phần mềm đơn giản. LAA kết hợp với tính năng "Nghe-Trước khi-Nói" Listen-Before-Talk) là tính năng cần thiết trong khu vực cùng tồn tại với wi-Fi, là giải pháp toàn cầu cho LTE phổ không cần cấp phép. LAA là một phần của tiêu chuẩn 3GPP LTE Advanced Pro phiên bản 13 được hoàn thành vào đầu năm 2016 và dự kiến sẽ được thông qua nhanh chóng cho tất cả các nhà khai thác trên toàn thế giới.

Thiết bị Small Cell Samsung LTE-Ue Femto được thiết kế với khả năng cắm là chạy (plug-and-play) giúp cài đặt dễ dàng hơn cho cả doanh nghiệp và nhà khai thác di động. Mỗi SmallCell hỗ trợ ba băng tần 20 MHz, trên cả băng tần được cấp phép và không cần cấp phép , với băng thông lớn nhất 450Mbps.

Fujitsu thử nghiệm IT cho giám sát và xem giá nông nghiệp

Một nhóm kỹ sư Nhật Bản từ hãng Fujitsu đang thử nghiệm công nghệ giám sát từ xa để giúp nông dân Việt Nam nâng cao năng suất cây trồng và theo dõi giá cả hàng hóa.

Thử nghiệm sẽ bắt đầu từ tháng này. Nhóm thử nghiệm sẽ lắp đặt vài chục bộ cảm biến trên một trang trại 1.000 mét vuông ở tỉnh Nam đ theo dõi điều kiện thời tiết, đất đai tốc độ phát triển theo thời gian thực. Fujitsu sẽ lắp đặt hệ thống, trong khi Aeon Agri Create sẽ phân tích dữ liệu từ Nhật Bản để cung cấp hướng dẫn cho nông dân Việt Nam. Aeon Agri Create, một công ty con của tập đoàn bán lẻ Aeon, vận hành 19 trang trại ở Nhật Bản. Nhóm nghiên cứu cũng bao gồm các chuyên gia từ JICA và tỉnh Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ  địa phương cũng làm việc với nhóm chuyen gia để tạo cơ sở dữ liệu của giá cả hàng hóa nông sản tại thị trường địa phương. Nông dân có thể theo dõi các giá cả hàng ngày bằng sử dụng điện thoại thông minh.

Mạng lưới phân phối sản phẩm phức tạp tại Việt Nam, trong đó bao gồm nhiều lớp trung gian, làm nông dân khó khăn trong việc biết giá nông sản cũng như nhu cầu người tiêu dùng cấp độ bán lẻ. Có thêm thông tin về thị trường sẽ giúp người dân trồng các loại cây có lợi hơn.

Nông dân chiếm 47% dân số của Việt Nam, tạo ra một phần năm tổng sản phẩm trong nước trong năm 2014. Nông dân Việt Nam thu nhập trung bình khoảng 70 đô la một tháng, ít hơn một nửa thu nhập khoảng trung bình 155 đô la của người lao động thành phố. Năng suất nông nghiệp thấp là nguyên nhân của vấn đề.