Tin tức

76% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam muốn tự động hóa nhà máy

Theo báo cáo 'Khảo sát các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ra nước ngoài - Survey of Japanese Companies Expanding Overseas" do Jetro thực hiện từ tháng 8- 12/2023,  số doanh nghiệp quan tâm đến tự động hóa nhà máy, robot ngày càng tăng cao. Trung bình trung số doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng chuyển sang tự động hóa trong Asean là 29.7%, cao nhất là Malaysia (39.9%), Việt Nam (28.9%), Indonesia (28.3%), Thái Lan (27.9%). Con số này còn khiêm tốn với khả năng chuyển sang tự động hóa của doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc (45%).

 

 Khi được hỏi về việc có quan tâm đến tự động hóa nhà máy, trung bình 73.5% doanh nghiệp Nhật Bản trong Asean quan tâm, cao nhất là Malaysia 81.2%, Việt Nam 75.9% quan tâm. Mặc dù sức hút chính của công nghiệp Việt Nam là nhân công giá rẻ nhưng mức độ quan tâm áp dụng công nghệ rất cao.

Nguyên nhân chính để các doanh nghiệp Nhật áp dụng tự động hóa là do "Áp dụng dây chuyền và công nghệ sản xuất tiên tiến" và "chi phí nhân công ngày càng tăng". Tại Việt Nam tới 79.9% doanh nghiệp muốn áp dụng "Áp dụng dây chuyền và công nghệ sản xuất tiên tiến" để chuyển sang tự động hóa, 27.9% muốn tăng giá trị thặng dư cho sản phẩm. Mục đích là đạt được tốc độ và chất lượng ổn định cho sản phẩm, kể cả các khâu hiện đang sử dụng nhân công thông thường. Ví dụ như cân, đóng gói, kiểm tra sản phẩm. Các máy móc tự động kiểm tra cho chất lượng ổn định hơn là kiểm tra bằng mắt thường. Ngay cả những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông như ngành may, máy cắt may tự động, kiểm tra sản phẩm đã được áp dụng đồng loạt. Các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng đáp ứng chất lượng khắt khe và thời gian giao hàng là yếu tố thúc đẩy tự động hóa.

37% các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng cần áp dụng tự động hóa do thiếu nhân công. Sự thiếu hụt lao động và tình trạng nhảy việc thúc đẩy quá trình này. Để giảm thiểu gánh nặng cho công nhân, các công ty áp dụng ngày càng nhiều robot AGV và băng chuyền trong dây chuyền sản xuất.

74% doanh nghiệp Nhật Bản trả lời muốn áp dụng tự động hóa do chi phí nhân công ngày càng cao. Mức lương cơ bản tiếp tục tăng cao dự kiến vượt 5% mỗi năm. Mức lương cơ bản Việt Nam hiện nay khoảng 273 đô la, Trung Quốc 576 đô la, Malaysia 451 đô la và Thái Lan 410 đô la nên áp lực thay thế công nhân bằng robot không nhiều, mà sẽ được tiến hành từng phần.

48.6% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cho biết khó khăn nhân lực vận hành thiết bị tự động hóa. Mặc dù có đội ngũ lập trình trẻ nhưng các kỹ sư robot "in house" rất khó tìm. Các công ty phải nỗ lực bằng các tuyển dụng nhiều nhân viên tự động hóa trong lĩnh vực này, trả lương cao hơn và dự trữ cho tình trạng nhảy việc. 

Về cản trở trong lĩnh vực tự động hóa, rất ít doanh nghiệp than phiền về giá điện cao so với khu vực Asena mà lại lo lắng về tình trạng cung cấp điện không ổn định. Mặc dù có thể dự phòng bằng cách lắp thêm bộ lưu trữ UPS, nhưng sẽ làm tăng cao gánh nặng về chi phí đầu tư.

Tóm lại quá trình tự động hóa nhà máy tại Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra dần dần, cân đối giữa chi phí nhân công thấp và mức độ đầu tư cho tương lai.

Tác giả.

Hiromitsu Sho, Asia and Oceania Division, Research Department, JETRO.