PV Gas

  • Gazprom, Kamaz thúc đẩy sử dụng LNG cho xe ô tô Gazprom, Kamaz thúc đẩy sử dụng LNG cho xe ô tô

    Gazprom EP International (thuộc tập đoàn Gazprom) và hãng sản xuất xe tải Kamaz đã ký thỏa thuận phát triển xe tải chở khí LNG cho thị trường mức sử dụng vừa và nhỏ tại Việt Nam. Liên doanh PVGazprom được thành lập từ năm 2015 có 71% vốn của Gazprom EP International  và 29% PetroVietnam Gas có kế hoạch triển khai các trạm tiếp LNG cỡ nhỏ dành cho xe hơi.

  • Mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2

    Ngày 29/4/2020 Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Quản lý dự án Khí đã thông báo mời thầu nâng cấp, mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2. 

    Tên gói thầu: Lập thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư.

    Tên dự án: Mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm.

    Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế.

    Giai đoạn 1 dự án liên doanh PTSC và Samsung C&T đã được chọn là nhà thầu EPC cho dự án.

    8/9/2020, Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư

    Công ty quản lý dự án Khí đã có quyết định 164/QĐ-DAK công bố Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn / năm tại Thị Vải lên công suất 3 triệu tấn / năm. Giá trị hợp đồng: 1.619.100 USD (tương đương 37.878.416.700 VND), loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 150 ngày.

     
     
  • PV Gas sản xuất cao kỷ lục trong năm 2015

    (Nikkei Asia) PetroVietnam Gas cho biết sản lượng khí đốt khai thác là 10,4 tỷ mét khối vào năm 2015, cao hơn so với kế hoạch 6,4%, mức kỷ lục từ khi thành lập của công ty.
    Công ty đã bán ra 1,32 triệu tấn khí dầu mỏ hóa lỏng, cũng cao hơn mục tiêu hàng năm960.000 tấn. Sản xuất khí ngưng tụ 57.700 tấn, cao hơn so với kế hoạch 20%.

    PV Gas chỉ cho biếtCác chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 2-31%. Vào đầu năm 2015, công ty dự kiến đạt mức lợi nhuận ròng 11,3 nghìn tỷ đồng (502 triệu đô la) và cam kết chia cổ tức 30% vốn điều lệ, căn cứ giá tham chiếu dầu thô 100 đô la một thùng. Tuy nhiên, giá dầu thô đã giảm xuống dưới 40 đô la mỗi thùng vào cuối năm nay.

    Quý IV năm 2015, PV Gas đã công bố kế hoạchphát triển đến năm 2035. Công ty muốn trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ tư tại Đông Nam Á vào năm 2025 và  tổng tài sản tăng lên 128 nghìn tỷ đồng từ mức hiện tại là 53 nghìn tỷ đồng.

    Công ty đặt mục tiêu tăng sản lượng khí khai thác từ 0,2 đến 1,5 tỷ mét khối mỗi năm từ năm 2017mục tiêu tổng sản lượng khí đốt trong nước là 300 tỷ mét khối vào năm 2016-2035. PV Gas cũng có kế hoạch nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng từ năm 2021 để đáp ứng hơn 70% nhu cầu LPG trong nước.

    Công ty cũng có kế hoạch đầu tư vào dự án khí đốt ở nước ngoài trong năm năm tới, đểbổ sung thêm khối lượng khai thác hàng năm từ 5-10 tỷ mét khối.

    Hiện nay, Việt Nam hai nguồn khí chính - PM3 Mau sản xuất, sản lượng khoảng 4 triệu mét khối mỗi ngày, Nam Côn Sơn- Tê Giác Trắng sản lượng sản xuất khoảng 20 triệu mét khối / ngày. Các chuyên gia cảnh báo các mỏ khí của Việt Nam có khả năng cạn kiệt trong thập kỷ tới do khai thác quá mức.

  • PV Gas triển khai hàng loạt dự án khí

    Tổng Công ty khí Việt Nam PV Gas cho biết, đơn vị này đang triển khai hàng loạt các dự án lớn, từ trăm triệu đến hàng tỷ USD. Theo kế hoạch, hầu hết các dự án này sẽ hoàn thành vào tháng 6/2015.

    Cụ thể, dự án LNG 1 triệu tấn được triển khai tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư trên 220 triệu USD sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Đây là dự án nhập LNG từ nước ngoài về Việt Nam đầu tiên để bổ sung cho phần khí thiếu hụt trong nước. Kế đến là Dự án Nam Côn Sơn giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư trên 400 triệu USD, hoàn thành tháng 6/2015. Đây là dự án thu gom khí từ mỏ Thiên Ưng ngoài khơi Việt Nam để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ.

    Ngoài ra PV Gas còn đang triển khai dự án khí Đại Hùng với tổng mức đầu tư gần 100 triệu USD. Đây là dự án thu gom khí từ mỏ Đại Hùng ngoài khơi Việt Nam để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ, sẽ hoàn thành tháng 6/2015. Dự án khí Thái Bình với tổng mức đầu tư trên 150 triệu USD. Dự án này thu gom khí từ mỏ Thái Bình và Hàm Rồng khu vực ngoài khơi Việt Nam để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ thấp áp khu vực Thái Bình và các tỉnh phía bắc. Dự án này cũng sẽ hoàn thành vào tháng 6/2015.  

    Bên cạnh đó, PV Gas cũng đang tích cực xúc tiến triển khai các dự án khác như Dự án Lô B Ô Môn với tổng mức đầu tư dự kiến trên 1,1 tỷ USD để đưa khí Lô B về khu vực Cần Thơ, dự án LNG Bình Thuận với tổng mức đầu tư dự kiến trên 1,3 tỷ USD để nhập LNG về Việt Nam.

  • Technip FMC trúng thầu EPC dự án Nam Côn Sơn giai đoạn 2 <

    Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã chọn Technip FMC chi nhánh Malaysia là  nhà thầu EPC “Giai đoạn 2 của Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2", phần đường ống biển. Các chi tiết của nội dung của hợp đồng đang được hai bên tiến hành đàm phán để đi đến kí kết. 

    Các điểm chính của hợp đồng dự kiến:

    Trị giá hợp đồng: 190 triệu đô la, chưa bao gồm các chi phí phát sinh về điều kiện thi công.

    Nhà thầu phụ: PTSC POS, Thiên Nam. Bọc đường ống: Công ty CP Bọc ống dầu khí Việt Nam PVB (đang thương thảo).

    Nội dung công việc:

    - Nhà thầu thực hiện việc khảo sát phục vụ thiết kế chi tiết; thiết kế chi tiết; mua sắm (ngoại trừ vật tư, thiết bị được cấp bởi Chủ đầu tư), tiếp nhận, lưu kho và vận chuyển vật tư, thiết bị đến công trường; chế tạo; lắp đặt; chạy thử; nghiệm thu và bàn giao các hạng mục dưới đây:
    • Khoảng 117.9 km đường ống 26 inch từ KP 207.5 đến điểm tiếp bờ tại Long Hải;
    • Khoảng 0.23 km đường ống 26 inch từ điểm tiếp bờ tại Long Hải đến trạm tiếp bờ Long Hải;
    • 01 cụm PLEM kết nối với đường ống dẫn khí NCS2 giai đoạn 1 tại KP 207.5;
    • 01 Barred Tee kết nối tại KP 227.5;
    • 01 cụm PLEM kết nối với đường ống STT tại KP 227.5.
    - Các vật tư thiết bị được cung cấp bới Chủ đầu tư:
    • Ống 26 inch đã được bọc chống ăn mòn và bê tông gia trọng sẽ được giao tại cảng Tân Cảng Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
    • Ống 26 inch được bàn giao để thử quy trình hàn tại nhà máy của PV PIPE (ống trần) hoặc nhà máy của PV Coating (ống bọc chống ăn mòn và bê tông gia trọng);
    • Bracelet Anodes tại các đoạn ống kết nối và trong cụm PLEM.
    Đường ống biển cho giai đoạn 2 của Dự án Nam Côn Sơn 2 sẽ được hoàn thành và sẵn sàng gas-in vào 30/09/2020.

    Trong gói thầu này Technip FMC đã vượt qua các đối thủ lớn như McDermott (Mỹ), Hilong Marine Engineering (Hồng Kông), Larsen, Toubro (Ấn Độ) và Sapura (Malaysia).

    Phần đường ống cập bờ.

    Ngày 8/8/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty khí Việt Nam sẽ ký hợp đồng EPC với Liên doanh Việt Nga (VIETSOVPETRO - VSP), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) và Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp (NAGECCO) hợp đồng EPC phần đường ống bờ và các trạm thuộc dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (điều chỉnh).

    Hợp đồng trị giá 1.363 tỷ đồng, VSP đứng đầu liên danh, NAGECCO phụ trách thiết kế và LILAMA phụ trách thi công. Nội dung công việc bao gồm:

    - Hạng mục 1: khoảng 8 km đường ống 26” từ Trạm tiếp bờ Long Hải đến nhà máy GPP2; - Hạng mục 2: khoảng 29,5 km đường ống khí thương phẩm 30” từ nhà máy GPP2 đến Trung tâm phân phối khí (GDC) Phú Mỹ; - Hạng mục 3: khoảng 25 km đường ống vận chuyển LPG 6” từ nhà máy GPP2 đến Kho cảng Thị Vải; - Hạng mục 4: khoảng 25 km đường ống vận chuyển Condensate 6” từ nhà máy GPP2 đến Kho cảng Thị Vải; - Hạng mục 5: đường ống công nghệ và lắp đặt thiết bị công nghệ trong trạm GDC Phú Mỹ. Ngoài ra, nhà thầu được yêu cầu phải đề xuất bổ sung (Additional Option) kế hoạch thực hiện, lập thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm thiết bị vật tư, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển thiết bị vật tư đến công trường, chế tạo, thi công lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao cho hạng mục 6: Đường ống kết nối từ nhà máy GPP2 đến nhà máy Dinh Cố và từ nhà máy Dinh Cố đến đầu chờ tại KP 0.9 trên đường ống 30”.

    Phần đường ống biển.

    Ngày 10/10 tại Hải Phòng đã PV Gas đã ký kết các hợp đồng thuộc dự án "Nam Côn Sơn 2". Bao gồm: Hợp đồng EPC phần đường ống biển với Technip FMC, hợp đồng sản xuất ống với PV PIPE, hợp đồng bọc chống ăn mòn đường ống với PV Coating, hợp đồng EPC Sao Vàng Đại Nguyệt với tổng thầu PTSC. Tham dự buổi lễ kí kết có Ông Lê Mạnh Hùng Tổng giám đốc PVN, Ông Lê Đức Hiệu Trưởng Ban QLDA Khí Đông Nam Bộ , Ông Trần Văn Du giám đốc DAK và đại diện các nhà thầu.

    15/8/2020.

    Bộ Hàng Hải và Ngư nghiệp Hàn Quốc thông báo robot xây dựng không người lái dưới nước URI-T đã được sử dụng lắp đặt ống ngầm mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt từ đầu tháng 8. URI-T sử dụng chức năng đào đất bằng cách phun nước áp suất cao và đặt ống ngầm ở độ sâu 2500 m, đào rãnh sâu 3m, tốc độ 2km, với khả năng điều chỉnh và định hướng chính xác.

    Bộ Hàng Hải và Ngư nghiệp cùng Viện Khoa học và Công nghệ Hàng Hải Hàn Quốc đã phát triển robot URI-L cho công việc nhẹ, URI-T cho công việc nặng và URI-R cho việc lắp đặt đường ray từ 2013-2018. Hợp đồng được thực hiện giữa KOC (Công ty vận hành Robot) và APMC công ty nhận được đơn hàng. Dự án do PTSC đầu tư.

    3/9/2021 McDermott đã hoàn thành hợp đồng thầu phụ vận tải và lắp đặt

    McDermott đã hoàn thành hợp đồng thầu phụ vận tải và lắp đặt cho dự án khí Sao Vàng Đại Nguyệt và mở rộng condensate bể Nam Côn Sơn. Nhà thầu chính dự án PetroVietnam Technical Services Corp. Mechanical & Construction (PTSC M&C). McDermott ký hợp đồng với (PTSC) Offshore Service Joint Stock Company cho Idemitsu Gas Production Co., Ltd. (IGP). Nội dung hợp đồng bao gồm dịch vụ vận chuyển và lắp đặt giàn trung tâm, dịch vụ xử lý sự cố và topside floatover cho giếng khoan.

     

  • Tokyo Gas, PetroVietnam Gas thành lập liên danh kinh doanh khí hóa lỏng VT Techlogy
    ...

Tokyo Gas sẽ thành lập liên danh với PetroVietnam Gas để kinh doanh khí hóa lỏng trong tháng này bằng cách đầu tư hàng trăm triệu yen mua từ 10-20% cổ phần PetroVietnam Gas. PetroVietnam Gas, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, sẽ giữ vai trò chính trong liên danh. Các đối tác khác dự kiến sẽ bao gồm một công ty xây dựng địa phương. Tokyo Gas sẽ có đại diện trong hội đồng quản trị.

Việt Nam sử dụng khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong năm 2014. Lượng tiêu thụ này ít hơn 1/10 lượng tiêu thụ tại Nhật Bản, nhưng lại tăng khoảng 5% hàng năm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, chính phủ đang xây thêm các nhà máy điện khí để bổ sung cho các nhà máy nhiệt điện đốt than và thủy điện.

Khí hóa lỏng LNG cung cấp năng lượng cho các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như phía nam của đất nước. Liên danh có kế hoạch xây dựng kho chứa tại cảng Thị Vải, TP Hồ Chí Minh. Bước đầu tiên, liên doanh sẽ nghiên cứu khả thi xây dựng kho chứa và đường ống phân phối LNG. Tokyo Gas có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh cung cấp gas công nghiệp. Nếu công việc tốt đẹp, quy mô liên doanh sẽ được mở rộng , và Tokyo Gas sẽ cử thêm nhân viên bổ sung từ Nhật Bản.

19/11/2020 Tokyo Gas và Marubeni hợp tác xây dựng điện khí LNG Quảng Ninh

Tokyo Gas và Marubeni đã ký bản ghi nhớ với Công ty Điện lực Dầu khí và một công ty xây dựng địa phương xây dựng nhà máy điện khí Quảng Ninh. Nhà máy có công suất 1500 MW bao gồm cả cảng nhập khí và đường ống dẫn khí LNG với vốn đầu tư 1.93 tỷ đô la. Các công ty Nhật Bản và đối tác Việt Nam bắt đầu nghiên cứu khả thi và đám phán giá bán điện để nhà máy vận hành vào năm 2026.

 

 

Sản phẩm

Tủ nguồn giao thông

Tủ nguồn giao thông UPS nạp và theo dõi ắc quy ngoài 12V sau đó phát điện áp ra 24 hoặc 48 V. Thiết bị có hai nguồn cấp khi nguồn cấp từ điện lưới và ắc quy khi mất điện sẽ tự đông chuyển nguồnphát điện từ ắc quy. Bộ cảm biến cảnh báo nhiệt độ bên ngoài sẽ báo ngừng nạp khi nhiệt độ ắc quy cao, giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ ắc quy.  Trạng thái hoạt động của thiết bị và ắc quy được thể hiện bằng đèn cảnh bảo LED giúp việc bảo dưỡng dễ dàng. Thiết bị thiết kế có nhiệt độ làm việc 80 độ C, ngoài trời dành cho môi trường khắc nghiệt.