Tài liệu kỹ thuật

Tiêu chuẩn bảo hộ lao động phản quang ANSI/ISEA 107 -2015

<

ANSI/ISEA 107-2015 là tiêu chuẩn mới nhất bảo hộ lao động phản quang của Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ cho Trang phục Bảo hộ Lao động. Tiêu chuẩn quy định các thông số về độ phản quang với trang phục bảo hộ cá nhân. Theo tiêu chuẩn này, "trang phục bảo hộ lao động có độ phản quang cao" là trang phục bảo hộ lao động cá nhân và phụ kiện dùng trong môi trường khắc nghiệt dùng trong cả điều kiện ánh sáng ban ngày, ánh đèn chiều từ xe cộ ban đêm và ánh sáng yếu.

Tiêu chuẩn quy định về màu sắc, phản xạ, vùng phản xạ tối thiểu, hiệu suất kết hợp chất liệu cũng như đưa ra khuyến cáo chất liệu sử dụng. Tiêu chuẩn cũng đưa ra yêu cầu hiệu suất với màu sắc, tính chất vật lý, diện tích tối tiểu của chất liệu dùng làm trang phục bảo hộ và phụ kiện. Phương pháp thử trong tiêu chuẩn đảm bảo mức nhìn thấy tối thiểu của chất liệu may mặc trong quá trình sử dụng. 

ANSI / ISEA 107-2015 tập trung vào các vấn đề sau:
Thiết kế
Yêu cầu đối với chất liện nền và chất liệu kết hợp phản quang
Hiệu suất quang và vật lý
Yêu cầu đối với vật liệu phản quang
Ghi nhãn bảo quản quần áo.

Tại sao tiêu chuẩn quan trọng

Tiêu chuẩn này rất quan trọng cho đảm bảo an toàn lao động. Độ phản quang thấp không nhìn thấy được sẽ gây nên mất an toàn nghiêm trọng cho người lao động thực hiện công việc gần phương tiện giao thông. Người lao động phải được người điều khiển phương tiện nhìn thấy trong mọi điều kiện ánh sáng và môi trường phức tạp. Người điều khiển phương tiện càng sớm nhìn thấy công nhân đi bộ thì càng có khả năng tránh được tai nạn. Trang phục bảo hộ phản quang làm tăng khả năng nhìn thấy này.

Các kí hiệu cơ bản

Trang phục bảo hộ phản quang cao (High-visibility safety apparel - HVSA): Trang phục bảo hộ cá nhân độ phản quang cao dễ nhìn phát hiện ra trong tất cả điều kiện ban ngày, ban đêm và ánh sáng yếu.

Loại  "O" (“off-road”): Trang phục bảo hộ lao động phản quang không dùng trên đường giao thông.

Trang phục phản quang loại O dùng dễ nhận ra trong môi trường ngày và đêm tránh mỗi nguy hiểm từ xe cộ, thiết bị nhưng không dùng cho giao thông công cộng như đường cao tốc.

Loại R  (“roadway”) : Trang phục bảo hộ lao động phản quang dùng cho giao thông

Trang phục lao động kiểu R dùng dễ nhìn thấy cho công nhân làm việc trong môi trường giao thông như đường cao tốc, quốc lộ, hoặc có máy móc xây dựng với mọi điều kiện ánh sáng.

Loại P (“public safety”): Trang phục phản quang dành cho Lực lượng cứu hộ chữa cháy và Nhân viên Bảo vệ Pháp luật

Trang phục bảo hộ phản quang loai P dành cho nhân viên cứu hộ và thực thi pháp luật với mọi điều kiện ánh sáng và trong môi trường giao thông (như đường cao tốc, quốc lộ). Loại P có thêm tuỳ chọn cho nhân viên cứu hộ và thực thi pháp luật làm việc trong môi trường khắc nghiệt hoặc sử dụng thiết bị đặc biệt.

Quần áo phản quang loại 1 (Performance Class 1 - Type O) 

Quần áo phản quang loại 1 dùng cho công nhân làm việc trong môi trường xe cộ chạy với vận tốc dưới 40 km/h. Thường thiết kế dưới dạng áo khoác, dùng cho nhân viên kho hàng, nhân viên bãi đỗ xe, thu xe đẩy, bảo trì vỉa hè và tài xế giao hàng. 

Quần áo phản quang loại 2 ( Performance Class 2  -Type R or P)

Quần áo phản quang loại 2 dùng cho môi trường ánh sáng yếu hoặc phương tiện giao thông chạy tốc độ lớn hơn 40 km/h. Loại quần áo này phù hợp cho công nhân đường sắt, hướng dẫn đi qua đường, nhân viên bãi đậu xe và trạm thu phí, nhân viên mặt đất sân bay và nhân viên hướng dẫn giao thông.

Quần áo phản quang loại 3 (Performance Class 3 - Type R or P)

Quần áo phản quang loại 3 cho độ phản quang cao nhất trong môi trường nguy hiểm như mật độ giao thông cao, thời tiết biến động và phương tiện chạy tốc độ trên 80 km/ h. Quần áo phản quang loại 3 che phủ toàn bộ cánh thay và / hoặc chân cũng như thân bao gồm quần, áo khoác, quần yếm, áo mưa. 

Quần áo loại 3 khuyến nghị cho tất cả nhân viên xây dựng đường bộ, người điều khiển phương tiện, nhân viên điện lực, đội khảo sát, nhân viên cứu hộ khẩn cấp, nhân viên đường sắt và nhân viên điều tra tai nạn.

Lựa chọn sử dụng

Quần áo phản quang loại O: 

1. Công nhân hướng dẫn lái xe tại bãi đỗ xe, điểm dịch vụ.

2. Công nhân thu xe đẩy tại bãi đỗ xe.

3. Làm việc tiếp xúc với thiết bị vận chuyển tại nhà kho.

4. Công nhân dầu khí.

5. Công nhân mỏ.

Kiểu quần áo phản quang loại O cho phép:

Đủ sự lưu tâm và nhìn thấy trong môi trường không có nhiều phương tiện giao thông.

Phân biệt được giữa công nhân và phương tiện vận chuyển.

Cho phép nhìn thấy phát hiện trong môi trường không phức tạp.

Quần áo phản quang loại R:

1. công nhân xây dựng đường bộ;
2. công nhân điện lực
3. đội khảo sát
4. công nhân đường sắt;
5. công nhân lâm nghiệp;
6. bãi đậu xe  /  nhân viên trạm thu phí
7.  Vận chuyển hành lý  sân bay / nhân viên mặt đất;
8. Nhân viên cứu hộ khẩn cấp / lính cứu hoả;
9. Nhân viên thực thi pháp luật;
10 . Điều tra hiện trường vụ tai nạn;
11. Công nhân bảo trì đường bộ;
12. Nhân viên cắm biển hướng dẫn giao thông.
13. Điều khiển xe cứu hộ 
14. Tuần tra đường bộ.

Quần áo phản quang loại P

1. Nhân viên thực thi pháp luật;
2. Nhân viên cứu hộ khẩn cấp, cứu hoả;
3. Báo đường cấm, không đi được ... ;
4. Điều tra vụ tai nạn.