Tài liệu kỹ thuật

Phân loại và kí hiệu bình chữa cháy

Bình chữa cháy là thiết bị phổ biến có mặt ở khắp nơi từ tòa nhà chính phủ,  doanh nghiệp đến nhà hàng. Chúng được đặt ở những vị trí dễ thấy nhằm dễ dàng lấy ra sử dụng khi có hỏa hoạn.  Phân loại và ghi kí hiệu trên bình chữa cháy được quy định bởi Hiệp hội  Phòng cháy chữa cháy quốc gia Hoa Kì.

Phân loại

Bình chữa cháy được phân loại theo loại đám cháy mà chúng dùng để dập tắt.

Bình chữa cháy loại A được sử dụng cho các chất dễ cháy thông thường như: gỗ, giấy, chất dẻo và sợi vải. Loại đám cháy này dập bằng hiệu ứng hấp thu nước hoặc hóa chất kho. Bình chữa cháy dùng cho đám cháy loại A kí hiệu bằng hình tam giác bên trong có chữ cái "A."

Bình chữa cháy loại B sử dụng cho các đám cháy xăng dầu và chất lỏng dễ cháy... Cơ chế dập lửa là cách ly oxy và ức chế chất cháy. Bình chữa cháy phù hợp với đám cháy loại B kí hiệu bằng hình vuông có chữ "B."

Bình chữa cháy loại C sử dụng cho các đám cháy điện, đòi hỏi phải sử dụng các chất chữa cháy không dẫn điện. (Nếu đã ngắt điện thì có thể dùng bình chữa cháy loại A hoặc B). Bình chữa cháy loại C kí hiệu bằng vòng tròng bên trong có chữ "C."

Bình chữa cháy loại D được sử dụng cho các kim loại dễ cháy, chẳng hạn như magiê, titan, natri, v.v., đòi hỏi chất chữa cháy không phản ứng với kim loại đang cháy. Bình chữa cháy  loại D kí hiệu bằng một ngôi sao năm điểm có chứa chữ "D."

Bình chữa cháy loại K sử dụng cho đám cháy liên quan đến phương tiện nấu ăn (mỡ, dầu) trong khu thương mại, nhà hàng. Những bình chữa cháy này hoạt động theo nguyên tắc xà phòng hóa. Quá trình xà phòng hóa diễn ra khi hỗn hợp kiềm, chẳng hạn như kali axetat, kali citrat hoặc kali cacbonat, được phủ lên dấu ăn đang cháy. Hỗn hợp kiềm kết hợp với axit béo tạo ra bọt xà phòng trên bề mặt giữ hơi nước và dập tắt đám cháy. Những bình chữa cháy loại này ghi chữ K.

Ghi nhãn

Bình chữa cháy được phân loại bằng hình vẽ để nhanh chóng áp dụng cho loại đám cháy nào. Thông tin quan trong tiếp theo là nhãn sử dụng.

Trên bình chữa cháy sẽ ghi chỉ số UL (UL rating). Chỉ số UL được chia thành chỉ số A và chỉ số B: C. Chỉ số UL cho phép  so sánh hiệu quả dập tắt tương đối của các bình chữa cháy khác nhau. Ví dụ: một bình chữa cháy được chỉ số 4A: 20B:C sẽ có nghĩa sau:

1. Chỉ số A chỉ là khả năng dập tắt tương đương dùng nước. Mỗi A tương đương với 1 1/4 gallon nước (4.7 lít). 4A = 5 gallon nước hay 19 lít nước.
2. Chỉ số B: C tương đương  diện tích bình chữa cháy có thể bao phủ. 20 B: C bình có thể bao phủ diện tích 20 feet vuông  (20x0.09m2 = 1.8 m2).
3. C chỉ ra rằng bình phù hợp sử dụng cho đám cháy điện.

Lưu ý là không có chỉ số cho đám cháy loại Loại C hoặc Loại D. Đám cháy loại C cơ bản là đám cháy loại A hoặc loại B liên quan đến thiết bị điện. Bình chữa cháy cho đám cháy loại C nên dựa trên lượng thành phần loại A hoặc loại B. Đối với bình chữa cháyloại D, hiệu quả được nêu chi tiết trên bảng tên bình chữa cháy đối với đám cháy kim loại dễ cháy cụ thể được khuyến nghị sử dụng.

Huấn luyện sử dụng

Khi cấp bình chữa cháy cho nhân viên, người sử dụng lao động phải có huấn luyện làm quen và các nguyên tắc sử dụng bình chữa cháy. Chương trình huấn luyện phải hoàn thành ngay khi tuyến dụng và lặp lại định kì hàng năm.

Kiểm tra

Bình chữa cháy xách tay phải được kiểm tra bằng mắt hàng tháng. Bao gồm:

1. Bình chữa cháy ở đúng nơi quy định.
2. Bình chữa cháy không bị chặn hoặc che khuất.
3. Bình chữa cháy được treo theo tiêu chuẩn số 10 của NFPA.
4. Đồng hồ đo áp suất cho thấy áp suất đầy đủ (với bình chữa cháy CO2 phải cân có đủ cân không tránh việc bị rò rỉ);
5. Niêm phong còn nguyên.
6. Bình chữa cháy nhìn qua không bị hư hại.
7. Vòi phun không bị tắc.

Bảo dưỡng, kiểm tra và thử nghiệm bình chữa cháy là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Bảo dưỡng nên được thực hiện ít nhất hàng năm hoặc thường xuyên hơn nếu có điều kiện. Người sử dụng lao động phải ghi lại ngày bảo dưỡng hàng năm và giữ những hồ sơ này trong một năm sau ngày ghi hoặc theo tuổi thọ của vỏ bình chữa cháy.

Thử nghiệm thủy lực bình chữa cháy được thực hiện để ngăn ngừa sự cố trong sử dụng.  Nguyên dân gây nên do sự ăn mòn bên trong, ăn mòn bên ngoài, hư hỏng do sử dụng quá mức. Thử nghiệm thủy lực phải được thực hiện bởi nhân viên được đào tạo với các thiết bị và phương tiện thử nghiệm thích hợp.  Thủ nghiệm theo quy trình 29 CFR 1910.157 Bảng L-1. 

Sử dụng bình chữa cháy đúng và hợp lí sẽ giúp bạn ngăn chặn đám cháy với tổn thất nhân mạng và tiền bạc không thể tính đươc.