Cơ bản về Chống cháy Thụ động

Cơ bản về Chống cháy Thụ động

Credit: / VT Techlogy
Cơ bản về Chống cháy Thụ động
Published by:

Sự lan tỏa của ngọn lửa qua lỗ hở không được bịt kín.

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với các thiết bị chữa cháy như vò phun nước, bình cứu hỏa nhưng hầu như không để ý đến Chống cháy Thu động, chống cháy đầu tiên ngay tại lúc xuất hiện ngọn lửa và tác dụng to lớn của nó. Chống cháy thụ động là bảo vệ cháy lan dựa trên sự ngăn cách và chống lan cháy của kết cầu vật liệu xây dựng, khi lắp đặt và bảo dưỡng đúng cách, cho phép bảo vệ tính mạng và tài sản, cũng như công trình xây dựng.

Các lĩnh vực Chống cháy Thu động

Có bốn lĩnh vực chống cháy thụ động chính:

1. Chống cháy kết cấu

Kết cấu chống cháy bảo vệ các kết cấu quan trọng (chẳng hạn như kết cấu thép và khe hở) khỏi tác động ngọn lửa.  Việc này thực hiện bằng vật liệu chống cháy (Phun màng mỏng chống cháy, vật liệu cách nhiệt dựa trên thạch cao và xi măng, bông khoáng chất và băng keo chống cháy,  lớp phủ chống cháy) hoặc dùng kết cấu bê tông. Khi việc phòng cháy được thiết kế và thi công đúng cách, kết cấu tòa nhà sẽ được bảo vệ toàn vẹn khi đám cháy xảy ra.

2. Cách ly

Chất ngăn cháy, khe năng cách cháy, ngăn khói được sử dụng để cách ly khu vực. Ngăn cháy bao gồm tường, sàn và trần chống cháy (thường bằng bê tông, gỗ kết hợp hoặc thạch cao). Ngăn cháy dùng ngăn cản sự lan tỏa ngọn lửa trong tòa nhà cho phép thoát ra an toàn.  Tường chống cháy được xây dựng từ sàn tầng một lên vượt quá trên mái, tạo ra khoảng trống an toàn. Bức tường được xây dựng vững chắc nên dù kết cấu trong tòa nhà xung quanh bị sụp đổ, bức tường vẫn đứng vững. Tường và sàn tạo ra hành lang thoát hiểm khi đám cháy xảy ra.

3.  Bảo vệ cửa mở.

Cửa ra và cửa sổ chống cháy được lắp đặt ở cửa mở thông để bảo vệ chống cháy. Cửa chống cháy bảo vệ không gian khỏi tác động của khói và ngọn lửa. Kính và khung cửa phải được thủ nghiệm đánh giá trước tác động ngọn lửa. Van điều tiết chống khói và chống cháy (ire and smoke dampers) lắp đặt trong ống gió ngăn đám cháy và khói lan tỏa qua hệ thống ống gió đến khắp tòa nhà.

4. Vật liệu chống cháy.

Vật liệu chống cháy hạn chế việc lan truyền của ngọn lửa. Thông thường ngọn lửa sẽ lan qua khe hở và bén vào các vật liệu không có khả năng chống cháy. Vì thế phải bịt kín các lỗ hở giữa tòa nhà bằng vật liệu chống cháy.

Chất cản cháy là cực kỳ quan trọng. Lửa và khói có thể lan qua khe hở, bốc lên cao và lan tỏa khắp tòa nhà. Nếu khe hở không được bịt kín bằng keo chống cháy, băng chống cháy hoặc vữa chống cháy, ngọn lửa sẽ lan ra ngoài.

Chống cháy thụ động bao gồm cả vỏ cáp chống cháy (bảo vệ chống cháy cho cáp điện), chỗ nối, chống cháy bề mặt (perimeter fire barriers) bảo vệ sàn và bề mặt bên ngoài tòa nhà.

Mặc dù chừa cháy thụ động bảo vệ được sự lan truyền ngọn lửa nhưng vẫn phải có biện pháp dự phòng bằng hệ thống chữa cháy phun nước (fire-sprinkler system), chuông và cảm biến báo cháy, huẩn luyện chữa cháy để bảo vệ an toàn cho cư dân.

Lỗ ngăn cháy lan tỏa que khe hở luồn cáp.

Tiêu chuẩn áp dụng

Một điều phức tạp trong tiêu chuẩn Chống cháy Thụ động là có nhiêu tiêu chuẩn và quy định áp dụng. Ví dụ như khả năng chống cháy của cửa sổ không chỉ phụ thuộc khả năng chống cháy chịu nhiệt chính cửa sổ  mà còn phụ thuộc cách lắp đặt, cách đánh giá chịu lửa trong quá trình sản xuất hoặc thủ nghiệm.

Trên các tài liệu thiết kế tòa nhà độ chống cháy đều được ghi rõ, đi kèm với bản vẽ an toàn phòng cháy. NFPA và  Intl. Code Council yêu cầu tài liệu chống cháy phải đi kèm tài liệu thiết kế để kiểm tra sự phù hợp, duy trì phương án ngăn cách cháy.

Sản phẩm chống cháy được kiểm tra và chứng nhận. Sản phẩm được chứng nhận bởi khả năng chịu cháy 1/2 hoặc một giờ (đánh giá "F"), nhiệt độ chịu cháy (đánh giá "T"), và tỏa khói (smoke penetration, đánh giá "L"). Một số sản phẩm sẽ có thêm đánh giá "W"  biểu thi việc rò rit nước dưới tác động nhiệt độ.

Một số biện pháp chống cháy thụ động trong tòa nhà.

Mục tiêu của áp dụng tiêu chuẩn chống cháy thụ động là duy trì an toàn tính mạng con người. Việc này thực hiện bằng cách duy trì tính toàn vẹn cấu trúc trong một thời gian cháy và hạn chế sự lan truyền của lửa và các hiệu ứng của lửa (ví dụ, nhiệt và khói). Bảo vệ tài sản và tính liên tục của các hoạt động là mục tiêu thứ hai. Với các cơ sở hạt nhân, hàng hải thì yêu cầu cao hơn do việc di tản không thực hiện được. Với cơ sở hạt nhân, hàng hải phải đảm bảo không làm tán xạ phóng xạ hạt nhân. Vì vậy, yêu cầu bảo vệ toàn vẹn cơ sở vật chất sẽ quan trọng hơn bảo vệ tính mạng nhân viên.

Các tiêu chuẩn chống cháy thụ động:

Châu Âu: BS EN 1364
Hà Lan: NEN 6068
Đức: DIN 4102
Vương quốc Anh: BS 476
Canada: ULC-S101
Hoa Kỳ: ASTM E119

Các thủ nghiệm này đều giống nhau ở quy trình thử chịu lửa và giới hạn truyền nhiệt. Sự khác biệt chỉ ở cách thử phun nước (hose-stream test), giữa cách thử của Mỹ Canada với cách thủ nghiệm của Đức cho khe ngăn cách cháy bao gồm một loạt các tác động. Đức là nước duy nhất thủ nghiệm lan truyền nhiệt và đổ vỡ máng cáp cho chất chống cháy, dẫn đến sử dụng vữa chống cháy (firestop mortar), dùng bít lỗ luồn cáp, hoặc dùng cách vật liệu mềm như bông rockwool và lớp mặt elastomeric (elastomeric topping). 

Trong các ứng dụng bên ngoài như giàn khoan hoặc dầu khí, thử nghiệm độ bền lửa sử dụng nhiệt độ cao hơn và gia tăng nhiệt nhanh hơn, trong khi các ứng dụng bên trong như tòa nhà văn phòng, nhà máy và khu dân cư, độ bền cháy dựa trên nhiệt độ cháy gỗ. Đường cong thời gian/ nhiệt độ bên trong được gọi là đường cong "ETK" (Einheitstemperaturzeitkurve = đường cong thời gian / nhiệt độ tiêu chuẩn), trong khi đó nhiệt độ cao được gọi là đường cong hydrocacbon dựa trên việc đốt các sản phẩm xăng dầu, với nhiệt độ cao hơn và tốc độ nhanh hơn.

Bảo trì chống cháy thụ động

Cùng với việc áp dụng tiêu chuẩn và đánh giá chống cháy thụ động, việc bảo trì chống cháy thụ động là rất quan trọng. Chủ tòa nhà, quản lý nhà máy sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc chống cháy tòa nhà, trong quá trình xây dựng tòa nhà để đảm bảo an toàn, bao gồm vạch kế hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng. Nếu tòa nhà được điều chỉnh cơi nới như lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc mới, các lỗ hở cần phải bịt lại bằng chất chống cháy. 

Nếu không chắc chắn về việc sửa đổi tòa nhà sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống chống cháy thụ động, hãy tham vấn ý kiến các chuyên gia. Khi thực hiện sửa chữa tòa nhà - ngay cả những thay đổi đơn giản nhất - hãy đảm bảo rằng các sửa chữakhông ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của hệ thống phòng cháy hiện đang sử dụng.  Nếu có nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến kĩ sư phòng cháy chữa cháy.

Khi nhìn mỗi cửa chống cháy mà ta đi qua hàng ngày hãy đảm bảo dấu hiệu chống cháy không bị sơn phủ đè, cửa mở được và luôn luôn ở trạng thái đóng khi không sử dụng. Nếu bị hỏng phải sửa chữa ngay. Khi đi qua tường chống cháy đảm bảo lớp thạch cao hoặc bê tông này có bền vững dưới tác động đám cháy không.

Với cơ sở sản xuất cần kiểm tra qua các câu hỏi sau:

Tường và sản đã tuân thủ tiêu chuẩn nào.?

Các khe hở trên tường và trần đã được bịt kín chưa?

Nếu đã đươc bịt kín, tiêu chuẩn nào được sử dụng khi sửa chữa?

Nếu sửa chữa, đã phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng khi thiết kế chưa?

Quan trọng nhất là quan sát mọi sự thay đổi trong tòa nhà và tác động của nó đến khả năng chống cháy.

Công nhân điện, nước, viễn thông luôn quên bịt khe hở trong quá trình thi công. Bạn phải hàn gắn lại bằng keo chống cháy.