trạm biến áp

  • Khoảng điện áp cho cầu chì trung thế

    Từ 2400V đến 69kV

    Cấp điện áp trung thếxác định theo tiêu chuẩn ANSI C84 là điện áp từ 2400 đến 69 kV, và mức điện áp cao thế là từ 115 kV đến 230 kV.

    Thật ra chính xác theo ANSI C84 thì điện áp trung thế là lớn hơn 1000 V nhỏ hơn 100.000 V. Điện áp cao thế lớn hơn 100.000 V đến 230.000 V.

    Tiêu chuẩn cầu chì cao thế dùng cho cả cầu chì trung thế và cầu chì cao thế. Tuy nhiên, trọng tâm của bài viết này sẽ tập trung vào cầu chì trung thế đến38 kV.

    Các tiêu chuẩn sau đây áp dụng cho cầu chì trung thế:

    • IEEE Std. C37.40-2003
    • IEEE Std. C37.41-2000
    • ANSI C37.42-1996
    • ANSI C37.44-1981
    • ANSI C37.46-1981
    • ANSI C37.47-1981
    • IEEE Std. C37.48-1997
    • ANSI C37.53.1-1989

    Nói chung, cầu chì trung thế có thể được chia thành hai loại chính: cầu chì giới hạn dòng (Current-limiting) và cầu chì trục xuất (expulsion).

    Cầu chì giới hạn dòng (Current-limiting fuse)

    Cầu chì giới hạn dòng (Current-limiting fuse ) là cầu chì tự ngắt khi dòng khi vượt quá mức ngưỡng, thời gian hồi phục điện áp bằng hoặc nhỏ hơn thời gian vòng lặp đồng bộ hoặc chu kỳ đầu, dòng thoát sét nhỏ hơn dòng thoát sét của cầu chì dùng lõi đặc với điện trở tương đươn. Định nghĩa này được áp dụng cho cầu chì trung thế.

    Cầu chì trục xuất (Expulsion fuse)

    Dạng cầu chì hơi trục xuất khí gas tạo ra do hiệu ứng hồ quang trong nó, hoạt động độc lập hoặc có cơ chế cơ khí hỗ trợ, gây ngắt dòng.

     

    Cầu chì công suất (Power fuse)

    Phân loại theo tiêu chuẩnANSI C37.42-1996 với khả năng chịu cách điện tại các mức công suất khác nhau, áp dụng cho trạm biến áp chính và trạm biến áp phụ, với vỏ ngoài kiên cố lắp đặt trong trạm biến áp.

    Cầu chì phân phối (Distribution fuse)

    Được xác định theo tiêu chuẩn ANSI C37.42-1996 có khả năng chịu cách điện mức điện áp phân phối, dùng cho mạch phân phối.

    Cầu chì phân phối lại được chia thành loại cầu chì giới hạn dòng phân phối ( distribution current limiting fuses) và cầu chì tự rơi (distribution fuse cutouts).

    Cầu chì giới hạn dòng phân phối ngắt dòng điện ngắt dòng điện trong khoảng thời gian ngắn hơn một chu kỳ khi dòng vượt quá mức giới hạn. Đây là ưu điểm của cầu chì vì giới hạn dòng điện không quá mức dòng giới hạn ghi trên thiết bị hạ thế. Cầu chì giới hạn dòng với khả năng bảo vệ cao cho phép bảo vệ thiết bị khi ngắt mạch.

    Backup current-limiting fuse

    Cầu chì có khả năng ngắt dòng từ mức giới hạn dòng tối đa đến mức giới hạn dòng định danh tối thiểu.

    (Cầu chì giới hạn dòng đa chức năng) General purpose current-limiting fuse

    Cầu chì ngắt dòng điện từ mức ngắt dòng định danh đến mức dòng gây nóng chảy thành phần cầu chì trong thời gian dưới 1 giờ.

    Full-range current-limiting fuse

    Cầu chì ngắt dòng từ mức dòng định danh đến mức dòng liên tục tối thiểu gây nóng chảy cầu chì.

    Do giới hạn của backup và general purpose current limiting fuses, cầu chì giới hạn dòng lại được phân thành loại E hoặc R, như sau:

    E-Rating

     Cầu chì ở mức 100A hoặc thấp hơn sẽ nóng chảy trong vòng 300  tại mức dòng hiệu dụng từ 200% đến 240% dòng định danh liên tục của cầu chì. Cầu chì dòng định danh trên 100A sẽ nóng chảy trong 600 giây khi dòng hiệu dụng (RMS) trong phạm vi 220% đến 264% dòng định danh liên tục của cầu chì.

    R-Rating

    Cầu chì nóng chảy từ 15 đến 35 giây tại giá trị dòng điện bằng 100 lần số điện trở (R number). Tương tự như vậy, cầu chì giới hạn dòng phân phối được phân loại theo đặc tính, gọi là C rating như sau:

    C-Rating

    Cầu chì sẽ nóng chảy trong vòng 100 giây tại dòng hiệu dụng trongphạm vi 170% đến 240% dòng liên tục định dang của cầu chì. Biểu đồ thời gian - dòng điện điển hình cho E-rating thể hiện trong hình 1.

    Cầu chì hình 1 là cầu chỉ 125 E-rating. Chú ý đoạn dòng xấp xỉ 250 A trong khoảng thời gian nóng chảy 1000 s.


    Hình 1 – Đặc tính thời gian - dòng điện của cầu chì công suất giới hạn dòng E-Rating điển hình.

    Cầu chì công suất giới hạn dòng bao gồm đế lắp và cầu chì. Thiết bị thường đặt trong tủ điện vỏ kim loại. Cầu chì giới hạn dòng phân phối gồm thanh giữ hoặc nhíp ngắt mạch, cầu chì. Cầu chì giới hạn dòng phân phối có thể đi kèm đế lắp trong dầu, để sử dụng với máy biến áp phân phối.

    Cầu chì thường được sử dụng bảo vệ tụ, dùng các nhíp để gắn tụ.

     

    Hình 2 – Cầu chì công suất giới hạn dòng và đế lắp

    Cầu chì công suất giới hạn dòng thường được sử dụng để bảo vệ ngắn mạch cho máy biến áp đo lường, máy biến áp công suất và tủ tụ điện. Bảng 1 dùng lựa chọn điện áp định dang tối đa cầu chì công suất giới hạn dòng từ 2,75 đến 38 kV.

    Bảng 1 – Điện áp định dang tối đa cho cầu chì công suất giới hạn dòng 2.75 – 38 kV

    Điện áp định danhtối đa (kV)

    Dòng định danh liên tục tối đa (A) Định danh ngắt tối đa ngắn mạch (kA RMS symmetrical)
    2.75 225,450a,750a, 1350a 50.0, 50,0, 40.0, 40.0
    2.75/4.76 450a 50.0
    5.5 225,400,750a,1350a 50.0, 62.5, 40.0, 40.0
    8.25 125,200a 50.0, 50.0
    15.5 65,100,125a,200a 85.0, 50.0, 85.0, 50.0
    25.8 50,100a 35.0, 35.0
    38.0   35.0, 35.0

    Khi ngắt mạch cầu chì giới hạn dòng sẽ thay đổi điện thế đáng kể. Yếu tố này cần xem xét khi lựa chọn thiết bị. Người ra thường sử dụng mứcBIL. Mức quá điện áp tối đa cho phép đối với cầu chì giới hạn dòng thể hiện trong bảng 2 dưới đây:

    Bảng 2  - Mức quá áp tối đa cho phép với cầu chì công suất giới hạn dòng

    Điện áp tối đa định danh (kV) Xung quá áp tối đa (Maximum Peak Overvoltages) (kV, crest)
    0.5A đến 12A trên 12A
    2.8 13 9
    5.5 25 18
    8.3 38 26
    15.0 68 47
    15.5 70 49
    22.0 117 70
    25.8 117 81
    27.0 123 84
    38.0 173 119

     

     

     

  • Lưới điện thông minh trạm biến áp và tự động hóa trung chuyển

John McDonald - IEEE

Một trong những định nghĩa phổ biến nhất của lưới điện thông minh kết hợp hoạt động điều hành và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin công ty năng lượng tạo ra lưới điện thông minh, hiệu quảvà đáng tin cậy. Công nghệ tự động hóa trạm biến áp trạm trung chuyểnđóng vai trò quan trọng trong việc đưa hoạt động IT với nhau để tạo ra lưới điệnthông minh hơn, nhưng các công ty năng lượng phải triển khai các công nghệ hiệu quả để thực hiện đầy đủ những lợi ích này.

Mục đích của bài viết này để mô tả những lợi ích tự động hóa trạm biến áp trạm trung chuyểncho lưới điện thông minh nhấn mạnhcác yếu tố cần lưu ý.

  • Máy tính HMI

      Máy tính điều khiển và giám sát HMI Micom C264 thiết kế dạng modun kiểm soát đầu vào / đầu ra, kết nối thông tin, đo lường và tự động hóa trạm biến áp. Thiết bị là thành phần không thiếu được trong lưới điện thông minh.

  • Phân biệt dao cách ly, máy cắt phụ tải, thiết bị đóng cắt và cầu dao VT Techlogy
  • Phân loại thiết bị

    Các thiết bị được phân biệt trong nhiệm vụchuyển mạch và bảo vệ. Tiêu chuẩnIEC 60947 (thiết bị chuyển mạch điện áp thấp và truyền động điều khiển) xác định thiết kế, hiệu suất và tính năng của từng loại thiết bị.

    Thiết bị được phân làm bốn loại thiết bị chính sau:

        Dao cách ly (Disconnectors) (Dao cắt phụ tải - isolating switches)
        Máy cắt phụ tải (Load switches)
        Thiết bị đóng cắt Switch disconnectors
        Cầu dao (Circuit breakers)

  • Phương pháp chữa cháy trạm biến áp VT Techlogy
    ...
  • Chữa cháy trạm biến áp

    Khi xảy ra cháy tại trạm biến áp thì thiệt hại luôn là nặng nề. Thậm chí thiệt hại do cháy máy biến áp còn gấp nhiều lần chi phí thay thế máy biến áp do gây mất điện cho khách hàng.

    Do đó chiến lược phòng tránh là:

    1. Giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy máy biến áp.

    2. Bảo vệ các nạn nhân, con người và phần còn lại của trạm biến áp có khả năng bị thiệt hại do đám cháy.

    3. Duy trì việc cấp điện trong đám cháy, hoặc nếu không thể thì khôi phục việc cấp điện trở lại nhanh nhất sau khi đám cháy.

    4. Tránh ô nhiễm môi trường.

  • Router 3G/4G kết nối SCADA

    I. TIÊU CHUÁN SẢN XUÁT, THỦ NGHIỆM VÀ CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN:

    - IEC 61850-3: Communication networks and systems for power utility automation - Part 3: General requirements: Mạng truyền thông và hệ thống tự động hóa sử dụng điện - Phần 3: Yêu cầu chung

    ■ EN 301 511: Global System for Mobile communications (GSM); Mobile Stations (MS) equipment: Hệ thống toàn cầu về thông tin di động (GSM); Thiết bị trạm di dộng (MS);

    ■ EN 301 908-1: Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 1: Introduction and common requirements: Tiêu chuấn hài hòa bao gồm các yêu cầu thiết yếu cùa điều 3.2 của Chi thị 2014/53 / EU; Phần I: Giới thiệu và các yêu cầu chung.

    EC/EN 60950-1: Information technology equipment - Safety - Part 1: General requirements: Thiết bị công nghệ thông tin - An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung

    Các tiêu chuẩn về tương thích điện từ EMC (ElectroMagnetic Compatibility):

    ■ IEC 61850-3: Communication networks and systems for power utility automation - Part 3: General requirements: Mạng truyền thông và hệ thống tự động hóa sử dụng điện - Phần 3: Yêu cầu chung

    ■ IEC/EN 61000-4-2: Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-2: Testing and measurement techniques - Electrostatic discharge immunity test: Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm phóng điện

  • SCADA trái tim hệ thống quản lý phân phối điện By

    Các thành phần của hệ thống SCADA

    Ở mức độ cao, hệ thốngtự động phân phối bao gồm ba thành phần chính:
        Ứng dụng và máy chủ SCADA
        Ứng dụng và máy chủ hệ thống quản lý phân phối điện DMS
        Ứng dụng và máy chủ quản lý sự cố

    SCADA Phân phối
    Như đã nêu trong tiêu đề, hệ thống kiểm soát Kiểm soát và thu thập dữ liệu (
    Supervisory Control And Data Acquisition -SCADA) trung tâm của hệ thống quản lý phân phối (Distribution Management SystemDMS).

    Hệ thống SCADA phải có tất cả các yếu tố sở hạ tầng hỗ trợ các tính chất đa diện của tự động hóa phân phối và các ứng dụng mức độ cao của DMS. Chức năng chính của hệ thống phân phối SCADAhỗ trợ từ xa hoạt động phân phối, cảnh báo, lưu trữ sự kiện điều khiển thiết bị từ xa.

    H thống SCADA hiện đại hỗ trợ kỹ thuật tính toán chi phí chức năng lập kế hoạch ngân sách bằng cách cung cấp truy cập vào hệ thống dữ liệu điện không cần phải sở hữu của một máy trạm hoạt động.

    Các thành phần chính của hệ thống SCADA:
        máy chủ lưu trữ dữ liệu
        Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc (mạng và truyền thông)
        Thiết bị tại trạm (với số lượng đủ để hoạt động và yêu cầu hỗ trợ từ xa cho DMS)

  • Switch công nghiệp IEC 61850, EN 50155 chuẩn IEC 61850-3, EN 50155 được thiết kế dùng cho các ứng dụng tự động hóa trạm biến áp (IEC 61.850-3, IEEE 1613), lưới điện thông minh, và trong môi trường va đập như cho ngành đường sắt, Hệ thống giao thông thông minh . Mạng quang Fast Ethernet, cổng dự phòng, nguồn dự phòng (24/48 VDC), và nguồn cô lập (24/48 VDC và 110/220 VDC / VAC), tăng độ tin cậy của thiết bị và tiết kiệm cáp / chi phí hệ thống dây điện. Thiết kế DIN và Wallmount cho phép lắp đặt thuận tiện và linh hoạt.
  • Thanh cái Busway

    Thanh dẫn (Busway):

    Về bản chất, Busway thanh dẫn điện, được sử dụng thay thế cáp điện, nhưng được chế tạo ở dạng thanh có vỏ bọc cứng và các dây dẫn được chuyển thành dạng lõi đồng hoặc nhôm, đựợc phủ vật liệu cách điện. Các thanh dẫn có chiều dài tối đa là 3 m, đuợc kết nối bằng đầu nối, và có thể có vị trí lấy điện hay không tuỳ thiết kế và tùy vị trí lắp đặt trong toà nhà.

  • Thị trường pin nạp lại ở cấp trạm biến áp ​​sẽ bùng nổ

    Pin nạp lạiở cấp trạm biến áp phân phối hiện nay chiếm một phần nhỏđầu tư lưới điện thông minh. Tuy nhiêntheo IMS Research việc đó là sẽ thay đổi, . Công ty nghiên cứu thị trườngdự đoán doanh thu pin nạp lạitrong trạm biến áp phân phối sẽ tăng trưởng mạnh hàng năm 50% trong vài năm tới.

    Trong một báo cáo mới, IMS nói pin nạp lại trong các trạm biến áp phân phối sẽ chiếm10% trong$ 700 triệu đô thiết bị biến áp bán ra vàonăm 2016 - , Như công ty nói, "sẽ sở cho việc cho khả năng cao hơncủa lưới điện thông minh".

    Có rất tính năgncho lưới điện thông minh cho các nhà máy phát điện và người sử dụng, nhưng lưới điện thông minh chỉ đang được bắt đầu từ năm2012. Một số lĩnh vực lưới điện thông minh đang nhận được rất nhiều sự chú ý và đầu (chẳng hạn nhưvolt-VAR optimization và thiết bị đi kèm), thiết bị trữ điện tại trạm phân phối vẫn giới hạn nhiều khả năng cáctrạm biến áp.

    Ngay cả khi có thiết bị lưu trữ thì việcnâng cấp chậm đường dâyxây dựng trạm tích năng lượng, ngân sách hạn hẹp và tốc độ xây dựng mới chậm làm thị trường pin tích điện(thấp hơn 30 kilovolt) phát triển.

    Nhà phân tíchIMS Donald Henschel nói"Pin nạp lạitại trạm biến áp phân phối khu vực đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn. Chúng tôi dự đoán sự phát triển thiết bịlưu trữ năng lượng trong vài năm tới, trùng với tăng tập trung và phân phối năng lượng tái tạo"

  • Thiết bị đồng bộ thời gian GPS

    Đồng hồ đồng bộ thời gian GPS chạy độc lập hoặc phối hợp cùng tối đa 02 máy chủ thời gian NTP khác (phiên bản công nghiệp) hoặc 07 máy chủ  thời gian NTP (phiên bản Datacenter).

    Tín hiệu đầu ra: 

    IRIG-B (analogue / digital) và ASCII (RS232C)
    DCF77

    Giám sát tập trung (tuỳ chọn) hoặc giám sát từng máy chủ thời gian (tuỳ chọn).

    cổng đồng bộ thời gian: + Internal GNSS module with GPS + 1 PPS in/out, 10Mhz in/out, ToD

  • Thiết bị Giao diện Dữ liệu Hiện trường - Tai và Mắt hệ thống SCADA

    Thiết bị giao diện dữ liệu hiện trườngtạo thành "tai mắt" của hệ thống SCADA. Các thiết bị này bao gồm: thiết bị đo mức nước, đo lưu lượngvị trí van, đo nhiệt, đo điện năng tiêu thụđồng hồ áp lực...  cung cấp thông tin điều hành hệ thống.Tuy nhiên, trước khi tín hiệu đo được tự động hóa hoặc giám sát từ xa, các tín hiệu từ thiết bị giao diện hiện trường cần phải được chuyển đổi sang ngôn ngữ tương thích vớihệ thống SCADA.

    Remote Terminal Units (RTU)

    Remote Terminal Units (RTU), hay còn gọi là Remote Telemetry Unit, dùng cho chuyển đổi này. RTU dùng chuyển đổi tín hiệu điện tử nhận được từ (hoặc theo yêu cầu của) các thiết bị trường thành (hoặc từ) ngôn ngữ (giao thức truyền thông) dùng truyền dữ liệu trên kênh thông tin.

     
    RTU thường lắp một ngăn trong tủ điện, với dây tín hiệu điện chạy từ thiết bị hiện trường và cáp kết nối với kênh thông tin, như truyền dữ liệu không dây (xem Hình 1 dưới đây).
     
     
     
    Hình 1 – Tủ RTU với thiết bị RTU, bộ đàm truyền dữ liệu và đầu nối dây cảm biến
     
    Bộ điều khiển tự động hóa cho thiết bị giao diện dữ liệu, chẳng hạn như điều khiển bơm logic, được lắp đặt tại chỗ. Việc thiết kế này do băng thông hạn chế khết nối hệ thống máy tính trung tâm SCADA với các thiết bị giao diện dữ liệu tại chỗ.Bộ điều khiển tự động dưới dạng thiết bị điện tử gọi là Thiết bị Điều khiển Logic Lập trình (Programmable Logic Controllers - PLC).

    Thiết bị PLC (Programmable Logic Controller)

    Thiết bị PLC kết nối trực tiếp với thiết bị giao diện hiện trường và được lập trình theo thủ tục logic dùng xử lý khi xuất hiện trạng thái từ hiện trường. Tuy nhiên, nhiều hệ thống SCADA (đặc biệt trong hệ thống nước) không có bộ PLC. Trong trường hợp nàylogic điều khiển được lắp đặt luôn trong tủ RTU hoặc dưới dạng logic relay trong tủ điện.

    PLC ban đầu dùng trong tự động hóa, chủ yếu trong điều khiển sản xuất và quy trình nhà máy. Hệ thống SCADA ban đầu chỉ dùng thu thập từ xa dữ liệu vận hành, không cần các bộ PLC vì ban đầu thuật toán điều khiển đã được thiết kế trong các relay tại chỗ.

    Hình 2 – Thiết bị PLC thực hiện chức năng điều khiển tại chỗ, có kết nối dây đến RTU.

    Khi thiết bị PLC được dùng để thay thế bộ điều khiển logic chuyển mạch relay, hệ thống điều khiển từ xa telemetry dùng càng nhiều hơn thiết bị PLC tại các trạm từ xa. Việc này đã biến chức năng giám sát thành chức năng giám sát và điều khiển trong hệ thống SCADA.

    Khi chỉ cần điều khiển tại chỗ đơn giản, người ta có thể lưu trữ chương trình điều khiển trong RTU và điều khiển thiết bị tại chỗ.

    Thiết bị PLC cũ có modun truyền thông cho phép PLC báo cáo trạng thái chương trình điều khiển cho máy tính kết nối PLC tại chỗ hoặc máy tính từ xa qua đường dây điện thoại. Nhà sản xuất PLC và RTU có cùng sự cạnh tranh về chức năng và thị trường sản phẩm. Kết quả của quá trình cạnh tranh này làranh giới giữa PLC RTU bị mờ nhạt và thuật ngữ có thể hoán đổi cho nhau. Để đơn giản, RTU dùng để chỉ thiết bị giao diện dữ liệu tại trạm từ xa, trong khi PLC dùng chỉ thiết bị lập trình để tự động hóa.

  • Thiết bị RTU 560

    Đảm bảo độ ổn định cho truyền tải lưới điện.

    Dòng sản phẩm RTU560 thiết kế linh hoạt mô-đun với khả năng tối đa mở rộng. Kiến trúc đa xử lý kết hợp với sự hỗ trợ của các chức năng phần mềm đầy đủ giúp RTU560 cung cấp các giải pháp hoàn hảo cho các ứng dụng trong truyền tảicũng như tại các trạm biến áp phân phối chính.

  • Thiết bị tự động trạm biến áp RTU SICAM A8000, AK3

    Dòng thiết bị RTU SICAM A8000 hỗ trợ tự động hóa trạm biến áp, biến áp không người trực hỗ trợ hoàn toàn IEC 61850 thay thế cho dòng RTU SICAM AK3 trước đó mà không cần phải đi lại dây tín hiệu.

  • Thu thập dữ liệu theo giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp

    Thu thập dữ liệu theo giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp

    VT Techlogy
    Thu thập dữ liệu theo giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp
    Written by: Published by:
  • Thu thập dữ liệu tại trạm biến áp

    Bài viết này sẽ đề cập việc thu thập dữ liệu và giao thức truyền thông IEC 61850 trong trạm biến áp. IEC 61850 là giao thức chuẩn tự động hóa trạm biến áp. IEC 61850giúp các thiết bị của nhiều nhà cung cấp hoạt động tương thích với nhau. Trước đây, việc sử dụng các giao thức riêng biệt khiến gây nhiều khó khăn cho việc tự động hóa trạm biến áp.

    Hệ thống thu thập dữ liệu ở trạm biến áp truyền dữ liệu từ thiết bị đo UGPSSM (Thiết bị đo đồng bộ thời gian GPS phổ thông - Universal GPS time-synchronized meters) tới trung tâm điều khiển. Việc này được thực hiện qua nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

    Có ba kiểu thu thập dữ liệu tại trạm biến áp: điểm tới điểm, nối mạng và không dây. Trong trạm biến áp sẽ sử dụng trong tương lai dữ liệu được khởi tạo từ thiết bị đo đồng bộ thời gian GPS (UGPSSM).

    Thiết bị UGPSSM tương tự thiết bị IEC 61850. Mỗi thiết bị UGPSSM sẽ lấy mẫu, số hóa và chèn thông số thời gian GPS vào dữ liệu trạm biến áp.

    Dưới đây sẽ đề cập chức năng và phần cứng thiết bị UGPSSM.

  • Tiêu chuẩn RS-485 (EIA-485)

    Tiêu chuẩn TIA-485-A, còn được gọi là ANSI/TIA/EIA-485, TIA/EIA-485, EIA-485 hoặc RS-485, là tiêu chuẩn các đặc tính điện của bộ điều khiển thu phát trong hê thống đa điểm kỹ thuật số cân bằng. Tiêu chuẩn này được công bố bởi Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông Liên minh Công nghiệp Điện tử (TIA / EIA). Mạng truyền thông kỹ thuật số tiêu chuẩn EIA-485 dùng cho khoảng cách truyền dài và môi trường nhiễu điện từ. Nhiều bộ thu được lắp trên mạng nối tiếp hoặc rẽ nhánh. Thiết kế này chủ yếu sử dụng trong môi trường công nghiệp hoặc các ứng dụng như tự động hóa tòa nhà, tàu thuyền, máy bay...

    Tổng quan

    RS-485 cho phép thiết lập mạng nội bộ chi phí thấp liên kết đa điểm nhiều nhánh rẽ. Tốc độ truyền dữ liệu 35 Mbit / s ở khoảng cách tối đa10 m 100 kbit  s ở khoảng cách 1200 m. Chuẩn dùng 1 cặp cáp xoắn đô cân bằng khác biệt nên có thể truyền xa đến 1200m. Mẹo nhỏ khi tính toán là đốc độ bit / s nhân với chiều dài theo mét không được vượt quá 108. Vì vậy, đoạn cáp 50 mét không thể truyền tín hiệu tốc độ lớn hơn 2 Mbit /s. 

    Dạng sóng

    Sơ đồ dưới đây cho thấy mức điện áp  '+' '-' RS-485 trong quá trình truyền một byte (0xD3, bit ít quan trọng đầu tiên) bằng cách sử dụng một phương pháp start-stop không đồng bộ.

     

  • Tổng quan về trạm biến áp cao thế VT Techlogy
  • Trạm biến áp cao thế những điểm kết nối trung chuyển của hệ thống truyền tải và phân phối điện giữa các vùng hoặc quốc gia.

    Ứng dụng khác nhau dẫn đến sự phân biệt trạm biến áp cao thế có hoặc không có máy biến áp:

    1. Nâng áp từ cấp điện áp phát điện lên điện áp cao thế (MV / HV)
        - Tại nhà máy điện (trung tâm phụ tải)
        - Trung tâm năng lượng tái tạo (nhà máy điện gió)
    2. Chuyển đổi cấp điện áp (HV / HV)
    3. Giảm cấp điện áp từ cao thế xuống trung thế (HV / MV)
    4. Kết nối cùng cấp điện áp.

  • Ứng dụng và đặc điểm của rơ le so lệch (Differential Relays)

    Phân loại rơ le so lệch

    Rơ le so lệch được phân thành hai loạiRơ le so lệch dòng (Current-differential) vàRơle so lệch tổng trở cao (High-impedance differential).

    Rơ le so lệch dòng

    Rơ le so lệch dòng thường được sử dụng để bảo vệ máy biến áp lớn, máy phát điện và động cơ. Đối với thiết bị này cần bảo vệ chống chạm đất để tránh hư hỏng thiết bị. Rơle so lệch dòng thường được trang bị cuộn dây nối với đầu vào máy biến dòng.

    Với rơ le so lệch dòng cơ điện mã số 87, dòng qua cuộn dây hạn chế mỗi pha được gộp lại đưa tới cuộn dây điều hành. Dòng qua cuộn dây điều hành sẽ cao hơn (từ 15-50%) dòng qua cuộn dây hạn chế để vận hành rơ le.

    Với rơ le điện tử trạng thái rắn hoặc mã 87 dùng vi xử lý, cuộn dây điều hành chỉ tồn tại trên mô hình logic chứ không phải là cuộn dây vật lý.

    ng dụng điển hình rơ le so lệch dòng bảo vệ máy biến áp thể hiện trong hình 1. Trong hình, các cuộn dây hạn chế được ký hiệu "R" và các cuộn dây điều hành ký hiệu "O." Bởi vì nối dây máy biến áp kiểu delta gây ra lệch pha nên biến dòng được nối vào delta để bù lại lệch pha cho kết nối đến rơ le.

    Với tải lớn lên biến áp, sẽ cần tính toán thêm thông số lệch pha giữa biến dòng sơ cấp và thứ cấp trong thiết lập so lệch. Bởi vì tỷ lệ biến dòng sơ cấp và thứ cấp không chuẩn với dòng từ trong cuộn dây vận hành tại điều kiện bình thường nên rơ le có thêm bộ điều chỉnh bên trong để thay đổi mức dòng so sánh.

    Hình 1 – Ứng dụng điển hình của rơle so lệch dòng trong bảo vệ máy biến áp nối delta.

    Với rơ le dùng bộ vi xử lý hoặc điện tử trạng thái rắn, dịch pha được thực hiện bên trong rơ le và biến dòng được lắp ở sơ cấp và thứ cấp của biến áp, không phụ thuộc kết nối cuộn dây máy biến áp.

    Tài liệu thiết bị nhà sản xuất đi kèm sẽ tư vấn cách kết nối biến dòng.

    Đặc tính phần trăm so lệch có thể là phần trặm cố định hoặc phần trăm thay đổi. Sự khác nhau do rơ le phần trăm cố định thì cuộn kháng phần trăm cố định,  rơle phần trăm thay đổi phần trăm cuộn kháng tăng dần với độ tăng dòng cuộn kháng.

    Với rơle cơ điện, đặc tính phần trăm tùy theo mỗi rơle; với rơle điện tử trạng thái rắn hoặc dùng bộ vi xử lý đặc tính điều chỉnh được. Với rơ le máy biến áp sẽ có thêm cuộn kháng điều hòa bổ sung.

    Điều hòa là đặc tính của máy biến áp khi chịu dòng xung kích và nếu không có cuộn điều hòa máy biến áp có thể bị hư hỏng khi đóng điện không tải.

    Một khái niệm quan trọng trong ứng dung rơ le so lệch là rơ le thường phát hiện lỗi cả hai phía của máy biến áp. Nguyên nhân là động cơ và máy phát điện ở phía thứ cấp thiết bị được bảo vệ cũng gây nên dòng tiếp mát gây hư hỏng thiết bị.

    Sơ đồ bảo vệ so lệch máy biến áp trong hình 1 được thể hiện trong hình 2 dưới đây:

     Hình 2 - Ứng dụng rơ le so lệch từ hình 1

    Thiết bị bảo vệ thứ cấp trên hình là máy cắt công suất hạ thế. Điều quan trọng là thiết bị bảo vệ cả hai phía máy biến áp có khả năng ngắt khi có lỗi và truyền tín hiệu tripping.

    Trong hình 2 là rơ le khóa dùng trip cả thiết bị quá dòng sơ cấp và thứ cấp. Rơ le khóa này thiết kế kiểu 86T dùng trip máy biến áp, và rơ le so lệch được ký hiệu 87T dùng bảo vệ máy biến áp. 

    Một khái niệm quan trong với rơ le bảo vệ là vùng bảo vệ. Vùng bảo vệ là vùng có sự bảo vệ của rơ le và / hoặc thiết bị quá dòng được bảo vệ. Vùng bảo vệ với rơ le so lệch là vùng xác định bởi vị trí biến dòng.

    Trong hình 2 vùng bảo vệ của rơ le 87T được xác định bằng đường đứt đoạn xung quanh máy biến áp. Khi ngắn mạch xuất hiện trong vùng bảo vệ, dòng trong biến dòng sẽ tổng khác không tại cuộn dây vận hành rơ le và làm rơ le hoạt động.

    Khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ dòng cuộn dây vận hành vẫn bằng không do đó rơ le không hoạt động.

    Một phân loại khác của rơ le so lệch là rơ le so lệch trở kháng cao (high-impedance differential relays), có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác. Rơ le có thành phần trở kháng cao, dùng đo điện thế.

    Do cách kết nối của biến dòng điện nên trong trường hợp vận hành bình thường hoặc chạm mát bên ngoài dòng qua trở kháng bằng không. Nhưng khi chạm mát trong vùng bảo vệ, dòng chay qua trở kháng cao khác không, gây tăng nhanh điện thế đầu vào, kích hoạt rơ le hoạt động.

    Mô hình đơn giản của rơ le so lệch trở kháng cao được thể hiện trong hình 3. Lưu ý là rơ le chỉ có một loạt các đầu vào mà không có cuộn kháng. Số biến dòng lắp thêm mở rộng được khi cần mở rộng vùng bảo vệ, theo điều kiện dòng qua biến dòng bằng không trong điều kiện vận hành bình thường.

    Thiết bị giới hạn điện thế MOV được lắp hai đầu đầu vào trở kháng cao. Việc này giúp bảo vệ điện thế đầu vào khi có dòng ngắn mạch chạy qua không gây hư hỏng thiết bị.

    Hình 3 - mô hình rơ le so lệch trở kháng cao

    Rơ le so lệch trở kháng cao còn hay được gọi là bộ bảo vệ bus. Bảo vệ bus là ứng dụng yêu cầu sử dụng nhiều bộ biến dòng, biến dòng không đồng nhất và biên độ dòng lỗi bên ngoài lớn. Rơ le so lệch tổng trở cao đáp ứng được các yêu cầu này.

    Hình 4 giới thiệu ứng dụng rơ le so lệch bus bảo vệ mạch chọn sơ cấp.

    Lưu ý trong hình 4 vùng bảo vệ Bus #1 và Bus #2 chồng lấn nhau. Rơ le 86 sử dụng sử dụng rất hiệu quả do số lượng lớn máy cắt sử dụng. Tất cả máy cắt kết nối với bus được bảo vệ được trang bị biến dòng so lệch và ngắt bằng rơ le 86 tương ứng.

    Rơ le 87 được ký hiệu thành 87B khi dùng bảo vệ bus. Ký hiệu tương tự như vậy với rơ le 86B. Lưu ý là vùng bảo vệ chồng lấn nhau. Đây là ví dụ thực tế điển hình để đảm bảo tất cả các phần bus hoạt động đều được bảo vệ.

    Rơ le so lệch trở kháng cao thường được xác định qua điện thế đầu vào.

    Điện thế được thiết lập sao cho nếu một biến dòng bão hòa và các biến dòng còn lại không thì rơ le không hoạt động. Tất nhiên, rơ le so lệch trở kháng cao sẽ kém nhạy hơn rơ le so lệch dòng, như do áp dụng để bảo vệ bus, nơi có dòng ngắn mạch thường cao, độ nhạy là không cần thiết.

    Hình 4 - Ứng dụng rơle so lệch trở kháng cao bảo vệ hệ thống lựa chọn sơ cấp.

  • Yêu cầu thiết kế HMI trạm biến áp

    Giao diện người máy HMI

    Với sự ra đời của thiết bị điện tử thông minh IED, các công tắc truyền thống trên tủ bảng điện được thay bằng giao diện người máy HMI phần mềm chạy trên máy tính. Nhà thiết kế có thể chọn rất nhiều phần mềm HMI đang có trên thị trường cho các chức năng khác nhau. HMI có thể tích hợp sẵn với thiết bị phần cứng hoặc mua ngoài như lựa chọn thêm.

    Bài viết sau hướng dẫn nhà thiết kế HMI lựa chọn một số yếu tố quan trọng cho phần cứng và phần mềm HMI trong trạm biến áp. 

  • Sản phẩm

    Tủ nguồn giao thông

    Tủ nguồn giao thông UPS nạp và theo dõi ắc quy ngoài 12V sau đó phát điện áp ra 24 hoặc 48 V. Thiết bị có hai nguồn cấp khi nguồn cấp từ điện lưới và ắc quy khi mất điện sẽ tự đông chuyển nguồnphát điện từ ắc quy. Bộ cảm biến cảnh báo nhiệt độ bên ngoài sẽ báo ngừng nạp khi nhiệt độ ắc quy cao, giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ ắc quy.  Trạng thái hoạt động của thiết bị và ắc quy được thể hiện bằng đèn cảnh bảo LED giúp việc bảo dưỡng dễ dàng. Thiết bị thiết kế có nhiệt độ làm việc 80 độ C, ngoài trời dành cho môi trường khắc nghiệt.