điện gió

  • Pöyry ký hợp đồng dịch vụ kĩ thuật với điện gió Vĩnh Châu

    Ngày 7/11, Banpu Power Public Company Limited liên danh công ty điện gió Vĩnh Châu (BPP Vinh Chau Wind Power Limited Liability) đã ký hợp đồng dịch vụ kĩ thuật với Công ty Pöyry dự án điện gió 90 MW tại xã Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tân, Tỉnh Sóc Trăng. Dự án điện gió được xây dựng làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 30 MW. Dịch vụ kĩ thuật chi tiết giai đoạn đầu tiên sẽ được tiến hành vào tháng 12/2019. Pöyry cung cấp thiết kế lắp đặt cho chủ đầu tư trong các giai đoạn, trước đây đã cung cấp dịch vụ tư vấn kĩ thuật cho Banpu Power nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà thầu EPC, đánh giá trữ lượng gió cho dự án.

    Dịch vụ kĩ thuật của Pöyry bao gồm quản lý dự án, thẩm tra thiết kế kĩ thuật của tổng thầu EPC, theo dõi quá trình xây dựng và vận hành dự án. Dịch vụ của Pöyry cũng bao gồm việc đấu nối phát điện dự án điện gió lên lưới điện 110 KV của EVN.

  • PTSC LS ký thỏa thuận hợp tác cáp điện ngầm dưới biển

    Ngày 16/10/2023, PTSC và LS Cable & System Asia đã ký bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực cáp  điện hàng hải. Theo thỏa thuận này, LS sẽ khảo sát, cung cấp dịch vụ kỹ thuật  và  cáp điện ngầm dưới biển cho các dự án điện gió ngoài khơi.

  • Ratch Group mua lại các dự án điện gió tại Việt Nam

    Ratch Group đã mua lại 50% cổ phần của công ty Singapore Nexif Energy BT Pte, công ty sở hữu Nexif Energy Ben Tre One Member Co, chủ đầu tư nhà máy điện gió Nexif Energy Bến Tre 80 MW để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Hợp đồng trị giá  272.58 triệu bạt thái (~ 203 tỷ vnd). Nhà máy điện gió dự kiến phát điện vào tháng 12/2022, và đã có hợp đồng mua bán điện với EVN EPTC trong 20 năm. SEPCOIII ELECTRIC POWER CONSTRUCTION CORPORATION, công ty xây dựng Trung Quốc sẽ là nhà thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng và bảo dưỡng vận hành nhà máy điện gió.

    Trước đó Ratch Group cũng đã mua lại 51% cổ phần dự án điện gió Thanh Phong. Tập đoàn có kế hoạch dùng 8 tỷ bath (~5930 tỷ VND) từ trái khoán tín dụng (green debenture) phát hành tháng 11 năm ngoái cho việc mua lại cổ phần. Mục tiêu là sẽ mở rộng nguồn năng lượng tái tạo lên 2500 MW vào năm 2025.

     

  • Scatec tái cấp vốn cho điện gió Đầm Nại

    Công ty Na Uy về năng lượng tái tại Scatec đã thực hiện việc cấp thêm vốn 37 triệu đô la cho nhà máy điện gió Đầm Nại. Khoản cấp thêm vốn này nhằm khắc phục khoản nợ khó đòi, giúp nhà máy đạt được lợi nhuận dương 6 triệu đô la.

  • SHI thành lập bộ phận Kinh doanh điện gió ngoài khơi

    Ngày 5/3, Sumitomo Heavy Industries (SHI) đã thành lập bộ phận kinh doanh điện gió ngoài khơi (Offshore Wind Energy Business Promotion Project). Tr thuộc Energy & Lifeline, bộ phận này thúc đẩy bán hàng, thiết kế tàu dùng điện gió ngoài khơi và tàu thi công điện gió ngoài khơi.

  • Siemens Gamesa cung cấp tua bin cho điện gió Tân Thuận và Thái Hoà

    Ngày 16/7, Siemens Gamesa công bố đã ký được 2 hợp đồng cung cấp tuabin gió cho điện gió Tân Thuận và Thái Hoà. Chủng loại tua bin cung cấp là SG 5.0-145.

    Điện gió Tân Thuận có công suất 75 MW. Điện gió Thái Hoà có công suất 90 MW. Cả hai dự án là sự hợp tác giữa Siemens Gamesa với Công ty Cổ phần Tư vấn Điện 2, Tập đoàn Thái Bình Dương.

  • Siemens Gamesa ký hợp đồng với Điện gió Hoà Thắng 1,2

    Siemens Gamesa Renewable Energy đã ký hợp đồng cung cấp 25  tua bin gió SG 4.5-145 với  Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1,2, một trong những nhà máy điện gió lớn nhất nước tại Tỉnh Bình Thuận. Với tổng công suất 113 MW khi hoàn thành nhà máy điện gió Hoà Thắng 1,2 dự kiến sẽ cung cấp điện sạch cho khoảng 240 nghìn dân sau khi vận hành vào năm 2021. Đây là hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay của Siemens Gamesa tại Việt Nam, đi kèm theo dịch vụ bảo hành trong 10 năm.

    Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1,2 được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Năng lượng Hoà Thắng (Hoa Thang Energy Joint Stock Company), Công ty con thuộc Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng trụ sở tại 201 Minh Khai, Thành phố Hà Nội.

  • SK E&S thành lập công ty con tại Việt Nam đầu tư điện gió SK Ocean Plan ký hợp tác điện gió ngoài khơi với liên danh BaSon & SREC

    SK E&S đã thành lập công ty con tại Việt Nam để kinh doanh năng lượng tái tạo và đầu tư các dự án điện gió. Vào cuối năm 2020 công ty đã mua lại dự án điện mặt trời 130 MW tại Ninh Thuận. 

  • Tập đoàn than Thái Lan Bapun mua lại điện gió Mũi Dinh

    Tập đoàn than Thái Lan Bapun ngày 3/8 thông báo đã mua lại điện gió Mũi Dinh tỉnh Ninh Thuận. Giá trị hợp đồng vào khoảng 66 triệu đô la, quá trình hoàn thành dự kiến từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay.

    Điện gió Mũi Dinh do tập đoàn EAB Newenergy GmbH, Cộng Hoà Liên Bang Đức đầu tư với 16 tua bin gió với công suất 37.6 MW và đưa vào vận hành thương mai 2019. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký hợp đồng mua bán điện từ trang trại điện gió với giá bán 8.5 cent / kWh.

  • Thị trường sợi các bon tăng trưởng 10.7% cho đến 2027

    Ngày 6/4/2022, hãng nghiên cứu thị trường "The Insight Partners" công bố báo cáo thị trường sợi các bon toàn cầu theo đó sợi các bon sẽ tăng trưởng với tốc độ 10.7% từ năm 2020 đến năm 2027. Sự tăng trưởng cao do nhu cầu từ ngành công nghiệp ô tô, hàng không và tua bin điện gió tăng cao.

  • Tình hình phát triển điện gió và cơ hội tiếp cận tài chính cho các dự án điện gió ở Việt Nam

    Thông tin trong bài này được trích từ báo cáo “Tình hình phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các dự án ở Việt Nam” do Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angelika Wasielke, thuộc Dự án Năng lượng Gió GIZ thực hiện. Nội dung được trích là các chương 2, mục 3.4 của chương 3. Hình vẽ, bảng biểu, phụ lục…mời tải báo cáo đầy đủ ở cuối bài.

    The content of this article is quoted from the report “Status of wind power development and financing of these projects in Vietnam” contributed by Phan Thanh Tung, Vu Chi Mai and Angelika Wasielke, from the GIZ Wind Energy Project in Vietnam. Main content includes Chapter 2, Section 3.4 from Chapter 3. All tables, graphs, and annexes are available in the full version of the report. Download link can be found at the bottom of this page.

  • Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia sử dụng dữ liệu bức xạ mặt trời Solargris

    Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia NLDC đã chọn phần mềm Solargis để dự báo dữ liệu bức xạ mặt trời trong trong công tác vận hành. Hợp đồng đã được hai bên ký kết ngày hôm nay. Trung tâm sẽ sử dụng dữ liệu thời tiết Solargis để đánh giá và dự báo công suất phát điện cho 140 nhà máy điện mặt trời và 40 nhà máy điện gió, với tổng công suất phát điện khoảng 7.3 GW. 

    Công tác dự báo công suất phát điện đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành lưới điện tích hợp với năng lượng tái tạo. Việc gia tăng công suất điện mặt trời quá mức hiện nay gây quá tải cho lưới điện. Việc trang bị phần mềm dự báo thời tiết nằm trong lộ trình phát triển lưới điện thông minh của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.

  • Unison Viettel hợp tác sản xuất tua bin điện gió Unison Viettel hợp tác sản xuất tua bin điện gió

    Ngày 12/12, Công ty sản xuất tua bin điện gió Hàn Quốc Unison và Tổng Công ty sản xuất thiết bị Viettel đã ký bản ghi nhớ "Nghiên cứu và Phát triển tua bin điện gió ngoài khơi".

  • Vestas ký hợp đồng EPC điện gió gần bờ Trà Vinh V1-3

    Ngày 17/6, Vestas thông báo đã giành được hợp đồng EPC (Engineering Procurement Construction, thiết kế mua sắm và xây dựng) thứ hai tại Việt Nam với tập đoàn REE cho dự án điện gió gần bờ Trà Vinh V1-3 công suất 48 MW. Vestas cung cấp hợp đồng dạng chìa khoá trao tay bao gồm cung cấp, lắp đặt và cân chỉnh 12 tua bin V150-4.2 MW chạy chế độ 4.0 MW, cũng như các công việc xây dựng, lắp đặt điện lên lưới của dự án.

    Dự án được xây dựng tại vùng nước ngập gần bờ tỉnh Trà Vinh, nhằm thu gió cho phát điện từ biển. Dự án dự kiến hoàn thành Quý IV/2021, để hưởng chính sách ưu đãi giá bán điện với điện gió.

  • Xây dựng kế hoạch phát triển 160 GW điện gió ngoài khơi

    Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (Danish Energy Agency - DEA) đang phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi mà được đánh giá với trữ lượng 160 GW. Kế hoạch giúp Chính phủ thực hiện các bước cho thực hiện dự án.

    Một cuộc hội thảo qua mạng về kế hoạch đã được thực hiện giữa Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, DEA, cùng đại diện 4 tỉnh ven biển đã diễn ra ngày 19/5/2020. Phó giám đốc DEA Martin Hansen nói: "Đây là sự hợp tác chặt chẽ cấp Chính phủ, giữa Việt Nam và Đan Mạch theo kế hoạch hợp tác từ năm 2013. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về điện gió ngoài khơi mà sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển xanh của đất nước".

    Đan Mạch đã được lựa chọn để hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển năng lượng 10 năm. Kế hoạch bao gồm lựa chọn địa điểm và đánh giá tài nguyên, đánh giá chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) và phân tích khả năng lưới điện, các quy định, sơ đồ hỗ trợ, hệ thống nhà cung cấp...nhằm khởi động công nghiệp điện gió ngoài khơi. Kế hoạch cuối cùng sẽ được công bố vào hội thảo 9 Tháng 12 năm nay.

    Ngày 19/5/2020 Copenhagen Offshore Partners , công ty phát triển điện gió Đan Mạch đã mở văn phòng tại Hà Nội.

    22/9/2020 Danish Energy Agency và World Bank Group đưa ra lộ trình phát triển điện gió

    Cơ quan Năng lượng Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới đã đưa ra lộ trình và khuyến cáo phát triển điện gió tại Việt Nam. Lộ trình được trình bày trong hội thảo quốc tế 2 ngày trước khi đề xuất Tổng Sơ đồ Điện 8. Kế hoạch bao gồm:

    Mục tiêu phát triển rõ ràng, dài hạn, phù hợp năng lực là cần thiết ở mức chính phủ và ổn đinh ở ngành công nghiệp cho việc tự tin đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng, chuỗi cung cấp và công nghệ.

    Khung pháp lý lành mạnh và Hợp đồng mua bán điện có khả năng tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế là yếu tổ giảm thiểu rủi ro thị trường mới và mở cửa cho nguồn vốn đầu tư vào điện gió ngoài khơi.

    Uỷ quyền cho cơ quan Chính phủ duy nhất làm đầu mối cho cấp phép và chấp thuận cho điện gió ngoài khơi.

    Chấp thuận cho các dự án lớn được triển khai theo nhiều giai đoạn để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này.

    Toàn văn báo cáo được tải ở đây INPUT TO ROADMAP FOR OFFSHORE WIND.

  • Xây nhà máy điện gió tại đảo Cù Lao Chàm
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng thoả thuận vị trí và cho phép Công ty TNHH Năng lượng gió Việt Nam được triển khai dự án đầu tư nhà máy điện gió tại đảo Cù Lao Chàm, Hội An.
    Ngày 26.4, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng thoả thuận vị trí và cho phép Công ty TNHH Năng lượng gió Việt Nam được triển khai dự án đầu tư nhà máy điện gió có công suất 2 MW tại khu vực Eo Gió, thuộc xã Tân Hiệp, đảo Cù Lao Chàm, Hội An.

    Dự án sẽ lắp đặt cột quan trắc gió để thu thập số liệu về gió, tiếp đó xây 2 tuốc bin gió cao 105m... Dự kiến, đến cuối năm 2013, dự án sẽ hoàn thành.

Sản phẩm

Silicon cách điện trung thế

Silicon trung thế dạng mỡ

Silicon trung thế dạng mỡ có tác dụng cách điện bảo vệ chống thấm nước trong điều kiện môi trưởng ẩm ướt.