dầu khí

  • Lọc dầu Dung Quất sử dụng công nghệ Connected Performance Services của Honeywell UOP LLC

    VT Techlogy

     

    ...

    Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đã ký hợp đồng với Công ty Honeywell UOP LLC sử dụng dịch vụ hỗ trợ tương tác dựa trên công nghệ đám mây Connected Performance Service (Dịch vụ Hiệu suất Kết nối - CPC) nhằm giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và lợi nhuận của tổ hợp naphtha tại nhà máy lọc dầu Dung Quất BSR.

    Honeywell UOP sẽ triển khai công nghệ độc quyền Connected Performance Service (CPS), là công nghệ đám mấy dựa trên dữ liệu thu thập trong quá trình vận hành tổ hợp với dữ liệu vận hành trong quá khứ của UOP để dự đoán các hoạt động vận hành sẽ xảy ra, tư vấn hành động và giải pháp theo thời gian thực cho nhà máy lọc dầu Dung Quất để tổ hợp vận hành với hiệu suất và độ tin cậy cao nhất.

    Là một phần của giải pháp Internet of Things trong tự động hóa công nghiệp của Honeywell, hệ thống CPS sẽ liên tục theo dõi dữ liệu hoạt động của nhà máy Dung Quất, áp dụng mô hình vận hành UOP và kinh nghiệm thực tế tốt nhất, phân tích big data, và công nghệ trí tuệ nhân tạo machine learning để phát hiện các vấn đề  tiềm ẩn và khẩn cấp, cũng như cách tối ưu hóa hoạt động hiện tại.

    Khi vấn đề phát hiện và phân tích thông qua công cụ dựa trên đám mây CPS, hệ thống sẽ cảnh báo cho nhân viên nhà máy BSR và đưa ra giải pháp vận hành có chuyên gia UOP CPS tương tác cùng giúp đỡ để thực hiện.

    ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của BSR cho biết hệ thống CPS giúp tăng năng suất sản xuất của nhà máy lọc xăng cũng như giảm tiêu thụ năng lượng. 

    Hợp đồng được ký kết sau bản ghi nhớ giữa BSR và UOP vào tháng Tám về việc nâng cao độ tin cậy và hiệu suất dựa trên công nghệ của UOP CCR Platforming và Penex technologies tại nhà máy lọc dầu Dung Quất phù hợp với dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy.

     
  • Mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2

    Ngày 29/4/2020 Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Quản lý dự án Khí đã thông báo mời thầu nâng cấp, mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2. 

    Tên gói thầu: Lập thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư.

    Tên dự án: Mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm.

    Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế.

    Giai đoạn 1 dự án liên doanh PTSC và Samsung C&T đã được chọn là nhà thầu EPC cho dự án.

    8/9/2020, Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư

    Công ty quản lý dự án Khí đã có quyết định 164/QĐ-DAK công bố Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn / năm tại Thị Vải lên công suất 3 triệu tấn / năm. Giá trị hợp đồng: 1.619.100 USD (tương đương 37.878.416.700 VND), loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 150 ngày.

     
     
  • Nhà Điều hành Dầu khí Anh Quốc Ophir Jaguard1 Ltd vào Việt Nam
    Nhà Điều hành Dầu khí Anh Quốc Ophir Jaguard1 Ltd vào Việt Nam VT Techlogy

    Công ty Điều hành Đầu khí Santos ((có trụ sở chính tại Adelaide, Australia) đã gửi công văn đến PVEP về kế hoạch bán 100% cổ phần tại lô 123 (bể Phú Khánh) cho Công ty Điều hành Dầu khí Ophir Jaguard1 Ltd (Anh Quốc). Tại lô này Santos nắm 50% cổ phần cùng với PVEP (30%) và SK Engerny (20%).  Được biết hợp đồng này là một phần trong gói chuyển nhượng của Santos cho Ophir Eneger tại thị trưởng Việt Nam bao gồm:

    - 31.875% cổ phần tại lô 12W, Mỏ Chim Sáo & Dừa, Bể Nam Côn Sơn.

    - 50% cổ phần Lô 123 và 40% cổ phần Lô 124. 

    Việc bán mở trong chiến lược giảm thiểu nợ xấu và tập trung cho  Australia và Papua New Guinea của Santos. Về hoạt động dầu khí có thêm nhà Điều hành Dầu khí Anh quốc nữa ngoài Soco và Premier Oil sẽ làm tăng cường hoạt động thăm dò và phát triển mỏ tại bể Nam Côn Sơn và Phú Khánh trong những năm tới.

    14/10/2022 PTSC PPS bắt đầu vận hành Kho chứa nổi xử lý và xuất dầu FPSO Lewek Emas tại mỏ Chim Sáo

    Hôm nay PTSC PPS bắt đầu vận hành Kho chứa nổi xử lý và xuất dầu FPSO Lewek Emas tại mỏ Chim Sáo, trong Lô dầu khí 12W, bể Nam Côn Sơn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản:

    Thông số kinh tế kỹ thuật

    Tên: Lewek EMAS

    Nhà thầu vận hành: PTSC PPS

    Chủ tàu: Petrofac - Keppel Singapore

    Khách hàng (chủ mỏ): Premier Oil/Harbour

    Chiều dài: 290 mét

    Chiều rộng: 50,6 mét

    Hệ thống thiết bị & neo: chuẩn quốc tế

    Sức chứa: 683.000 thùng dầu

    Khả năng xử lý: 50.000 thùng/ngày

    Cờ: Việt Nam - Singapore

    Hợp đồng dịch vụ: 5 năm (từ 14/10/2022)

    Giá trị hợp đồng: bảo mật

    Vị trí: Mỏ Chim Sáo, lô 12W (bể Nam Côn Sơn)

    14/ Vòng đời khai thác: còn hơn 10 năm

  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất chạy hết công suất sau khi vận hành lại

    Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam đã chạy hết công suất vào hôm thứ Hai sau khi khôi phục sản xuất sau tám tuần tắt máy để kiểm tra thiết bị, lãnh đạo nhà máy cho biết.

    Việc nhà máy đóng cửa đã khiến các nhà phân phối trong nước phải tìm kiếm các sản phẩm dầu trong thị trường giao ngay do giảm nguồn cung cấp.

    "Nhà máy đã được chạy với 90% dầu thô nguyên liệu từ mỏBạch Hổ", ông Nguyễn Hoài Giang, giám đốc điều hành Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết.

    Ông nói thêm với mức 130.500 thùng mỗi ngày, nhà máy lọc dầu, khởi động lại vào thứ bảy sau khi bị đóng cửa vào ngày 16 tháng 5, sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thô trong nửa cuối của năm.

    Nhà máyđã được đóng cửa để thiết bịkiểm tra, do nhà thầu Pháp Technip (TECF.PA) thực hiện.

  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất trì hoãn khởi động lại đến tháng bảy

    Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam, Dung Quất, có thể trì hoãn khởi động lại đầu tháng Bảy sau khi ngừng hoạt động từ sáu đến bảy tuần.

    Nhà máylọc dầu trị giá 2.2 tỷ đô la mỹ nằm cách Hà Nội  880 km (550 dặm) về phía nam thường cung cấp khoảng 30% nhu cầu sản phẩm dầu trong nước.

    "Chúng tôi dự địnhtiếp tục sản xuất vào ngày 25-27, nhưng khả năng trì hoãn đến đầu tháng Bảy bởi vì tốc độ kiểm tra thiết bị", ông Nguyễn Hoài Giang, Giám đốc điều hành Công ty Lọc Hóa DầuBình Sơn, điều hành nhà máy lọc dầu.

    Nhà máy 130.500 thùng mỗi ngày đã bị đóng kể từ ngày 16 tháng 5 cho đợt kiểm tra nghiệm thu thiết bị của nhà thầuTechnip.

  • PTSC LS ký thỏa thuận hợp tác cáp điện ngầm dưới biển

    Ngày 16/10/2023, PTSC và LS Cable & System Asia đã ký bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực cáp  điện hàng hải. Theo thỏa thuận này, LS sẽ khảo sát, cung cấp dịch vụ kỹ thuật  và  cáp điện ngầm dưới biển cho các dự án điện gió ngoài khơi.

  • PTSC, Yinson gia hạn hợp đồng kho nổi FPSO Lam Son

    PTSC và Yinson đã quyết định gia hạn hợp đồng liên danh kho nổi FPSO Lam Son thêm 12 tháng. Hợp đồng được gia hạn đến 31/12/2024.

  • PV Power SoluM hợp tác trạm xạc điện

    Ngày 26/4, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và SoluM đã ký bản ghi nhớ mở rộng hệ thống trạm xạc cho xe điện tại Việt Nam. Tham dự lễ ký kết có ông Lê Như Linh Tổng Giám đốc PV Power và ông Jeon Seong-ho, giám đốc điều hành SoluM. 

  • PVEP-POC ký hợp đồng ống thép với Dong Yang Steel dự án mở rộng giàn Đại Hùng

    Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước PEVP POC đã ký hợp đồng cung cấp ống thép với  Công ty Dong Yang thuộc tập đoàn KBI Hàn Quốc chuyên cung cấp ống théo đường kính lớn cho dự án mở rộng giàn Đại Hùng - Phase 3. Hợp đồng thực hiện từ 16 tháng 10 đến 15 tháng 1 năm 2023.

  • PVEP, Sonatrach và PTTEP trao hợp đồng EPC cho Maire Tecnimont S.p.A

    Maire Tecnimont S.p.A ngày 9/6 tuyên bố công ty con Tecnimont S.p.A. đã được Groupement Bir Seba (tổ hợp nhà đầu tư Tổng Công ty Thăm dò Dầu khí PVEP, công ty Dầu khí Nhà nước Algeria Sonatrach, công ty thăm dò và khai thác PTT Algeria, Công ty Dầu khí quốc gia Thái Lan PTTEP) trao hợp đồng EPC dự án "“Bir Seba Phase II và Mouiat Outlad Messaoud Field Development”. Dự án được triển khai tại mỏ Bir Seba và Mouiat Outlad Messaoud, nằm ở khu vực Touggourt, Algeria.

    Nội dung hợp đồng bao gồm thiết kế, mua sắm và xây dựng nâng gấp đôi công suất khai thác lên 40.000 thùng / ngày. Dự án bao gồm 2 trạm thu gom từ xa, 400 km đường ống nối giếng khai thác mới, giàn cung cấp hệ thống phụ trợ (gas lift, water injection facilities). Hợp đồng được thực hiện trong 40 tháng.

  • PVGas chọn liên danh PTSC và Samsung C&T làm tổng thầu kho chứa LNG Thị Vải

    Công ty Quản lý dự án khí chi nhánh Tổng Công ty khí Việt Nam (PVGas) đã chọn liên danh nhà thầu PTSC và Samsung C&T làm tổng thầu EPC xây dựng kho chứa LNG 1MMTPA Thị Vải. Cảng thuộc dự án "Cảng nhập và tái hoá khí LNG Thị Vải" tại Tỉnh Bà Rịa Vũng tàu. Dự án do PVGas đầu tư nhằm nhập khẩu và cung cấp khí cho các tỉnh đông nam bộ đáp ứng sự sụt giảm khí khai thác ngoài khơi việt nam từ năm 2023. Chủ đầu tư và liên danh nhà thầu đang đảm phán để có thể kí hợp đồng EPC trong tháng 6/2019.

    Công suất thiết kế: 1 triệu tấn / năm
    Tổng mức đầu tư: 285,8 triệu USD
    Giá trị hợp đồng tổng thầu EPC: 198 triệu USD (1)
    Tiến độ EPC: quý 3/2019 – quý 3/2022 (36 tháng)
    Vận hành thương mại: quý 3 năm 2022 

    Kho cảng LNG Thị Vải dùng nhập khẩu, lưu kho khí LNG cung cấp cho khu công nghiệp Phú Mỹ, Tân Thành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 tỉnh Đồng Nai. Đây là hai nhà máy nhiệt điện với công suất 1500 MW sẽ đi vào hoạt động năm 2023.

    Ngày 24/6 tại trụ sở tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã diễn ra lễ ký hợp đồng “EPC dự án kho chứa LNG 1MMTPA tại Thị Vải” giữa PV Gas và Liên danh nhà thầu Samsung C&T và PTSC và hợp đồng khung về việc cung cấp và tiêu thụ LNG dự án điện Nhơn trạch 3&4 giữa PV Power và PV Gas”.

    Ngày 19/9, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia PVN, Tổng Công ty khí Việt Nam PV Gas cho biết đang tập trung hoàn thiện thiết kế với các nhà thầu kể để tiến hành khởi công dự án LNG Thị Vải vào cuối tháng 10/2019.

    Tiến độ 28/10

    Ngày 28/10 tại kho PVGas Thị Vải cảng Thị Vải, Vũng Tàu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN và Tổng Công ty Khí Việt znam đã tiến hành khởi công kho chứa LNG Thị Vải. Thời gian thực hiện 36 tháng. Vận hành thương mại tháng 7 năm 2022.

    Tiến độ 15/6/2020

    Đại hội cổ đông Tổng Công ty Điện lực Dầu khí PV Power đã thông qua phương án đầu tư Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, với tổng công suất nhà máy từ 650 MW đến 880 MW, sử dụng khí LNG phát điện từ kho cảng nhập LNG Thị Vải. Tổng số vốn đầu tư 32.481 tỷ đồng, dự kiến tiêu thụ 1.4 triệu tấn / năm.

    20/10/2022 Dự án đã hoàn thành được 97% tiến độ

    Dự án kho chứa LNG Thị Vải đã hoàn thành được 97.08% tiến độ, bao gồm các công đoạn: thi công lắp đặt và tiền chạy thử, dự kiến đưa vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2023. Đây là phase 1 với công suất chứa 1 triệu tấn. Phase 2 mở rộng công suất 3 triệu tấn dự kiến sẽ hoàn thành vào sang năm.

    14/3/2023 LNG Thị Vải chuẩn bị chạy thử, đạt 98% tiến độ

    Samsung C&T cho biết dự án LNG Thị Vải đã đạt được 98% tiến độ và chuẩn bị chạy thử.  

    25/5/2023 Sell sẽ giao chuyến hàng LNG đầu tiên phục vụ chạy thử LNG Thị Vải

    Shell Eastern Trading sẽ giao chuyến hàng này vào tháng 7/2023. Gói thầu mua chuyến hàng đầu tiên tàu chở LNG (50 đến 70 ngàn tấn) được phát hành tháng 4/2023 để thử nghiệm kho chứa 1 Mt/year hoàn thành tháng 5/2023. PV Gas đang tiến hành các bước để mở rộng kho chứa lên  từ 3 đến 6 Mt/year. Đồng thời  PV Gas cũng nhận được giấy chứng nhận của Bộ Công Thương là doanh nghiệp đủ điều kiện xuất nhập khẩu LNG.

    3/10/2023 PetroVietnam Gas thông báo sẽ chính thức đưa vào khai thác kho chứa cảng LNG Thị Vải trong tháng 10.

    Buổi lễ sẽ diễn ra trong tháng 10, sau 4 năm xây dựng và vận hành thử nghiệm.

    26/2/2024 PVGas mời cung cấp LNG nhập khẩu theo chuyến (Spot)

    Phạm vi cung cấp: 01 – 02 Lô (Cargo) hàng LNG nhập khẩu theo điều kiện DES Incoterms 2000.

    Địa điểm: Kho LNG Thị Vải 1 MMTPA tại KCN Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam.

    Thời gian nhận hàng dự kiến: • Lô 1: ngày 01/4 – 20/4/2024 • Lô 2: sẽ được thông báo sau.

    Hình thức lựa chọn nhà cung cấp: Chào hàng cạnh tranh quốc tế •

    Thời gian bắt đầu phát hành Yêu cầu Chào giá: 09g00 sáng (Giờ Việt Nam), ngày 26/02/2024

    Thời điểm hết hạn nộp Chào giá: 09g00 sáng (Giờ Việt Nam), ngày 29/02/2024.

    Bên mời thầu: Chi nhánh Kinh doanh LNG - Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS LNG)

    Bên mua: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS)

    15/3/2024 PVGas bắt đầu cung cấp khí hóa lỏng từ kho chứa Thị Vải

     Việc cung cấp được tiến hành bằng xe tải, từ Trạm cấp khi xe tải kho cảng Thị Vải đến trạm phân phối tại Thuận Đào (Long An). Tiếp theo sẽ cung cấp cho các công ty sản xuất thép như Oechsler Motion, Nam Hung Steel, Petfood Evolution, Asia Steel.  

     
     
  • PVN đầu tư cảng, kho chứa xăng dầu tại Phú Quốc

    PVN đã khởi công “Dự án xây dựng căn cứ Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Quốc" và "Dự án Kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu quốc gia tại Phú Quốc” với số vốn đầu tư 5.6 nghìn tỷ đồng (260 triệu đô la Mỹ). Lễ khởi động xây dựng hai dự án Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp và Kho xăng dầu ngoại quan tại Phú Quốc là bước đi đầu tiên trong chuỗi phát triển các mỏ khí Lô B và 52/97 (sau gọi là dự án khí Tây Nam Bộ), ngoài khơi thềm lục địa phía Tây Nam Việt Nam, cách đảo Phú Quốc 210 km về phía Tây Nam. Đây là bước đi mạnh mẽ, quyết liệt của PVN sau khi đã chính thức mua lại cổ phần tham gia của Công ty dầu khí Chevron (Mỹ) và trở thành nhà điều hành trong hợp đồng dầu khí của các lô này cùng với các đối tác Moeco (Nhật), PVEP (đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và PTTEP (Thái Lan).

    Tổng giám đốc PTSC Phan Thanh Tùng cho biết: dự án Căn cứ cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Quốc sẽ nằm trên diện tích đất 116.5 ha và 60 ha diện tích sử dụng mặt nước, với tổng mức đầu tư khoảng 4,200 tỷ đổng, chia làm 03 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư khoảng 1,000 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2/2017. Giai đoạn 2, 3 sẽ thực hiện tiếp theo sau 2020.

    Kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu quốc gia do PV OIL đầu tư sẽ có diện tích sử dụng đất 35,16 ha và mặt nước 60 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng, chia làm 02 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư khoảng 950 tỷ đồng với quy mô kho chứa là 70.000m3 và bến phao để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 80 nghìn tấn và cầu cảng để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 10 nghìn tấn, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2017. Giai đoạn 2 mở rộng thêm sức chứa kho 50.000m3, với mức đầu tư 450 tỷ đồng sẽ thực hiện sau 2017.

  • QPI đầu tư vào nhà máy hóa dầu Long Sơn

    Qatar Petroleum International (QPI) sẽ mua 25% cổ phần trong dự án hóa dầu Long Sơn trị giá 4 tỷ đô la, một giám đốc điều hành cấp cao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết hôm thứ Hai.

    "Chúng tôi sẽ thiết lập một liên doanhxây dựng tổ hợp" Đỗ Văn Hậu, giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết sau lễký kết thỏa thuận đầu với các quan chức QPI.

    Chi tiết kế hoạch sẽ được bàn vào tháng tới, ông Hậucho biết.

    Tổ hợp nàysẽ là dự án hóa dầu đượctích hợp đầy đủ đầu tiên của Việt Nam, bao gồm nhà máy thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn, QPI cho biết trong tuyên bố riêng.

    Liên doanh bao gồmTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Vinachem, SCG, Nhựa Hóa chất Thái Lan PCL Co.

    Nhà máy lọc dầu Long Sơn nằm cách120 km về phía đông nam thành phố Hồ Chí Minh, sẽ sử dụng dầu thô Trung Đông, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết.


  • Saipem trúng thầu dự án Cá Voi Xanh - giai đoạn 1

    <

    Saipem đã trúng thầu là nhà thầu thiết kế tổng thể (FEED), cả 2 phạm vi thiết kế dự án Cá Voi Xanh. Đây là giai đoạn 1 của chuỗi dự án Cá Voi Xanh và phạm vi công việc của 2 gói thầu FEED sẽ như sau:

    1/ Gói FEED cho khâu thượng nguồn:
    Giàn trung tâm CPP, bao gồm khối thượng tầng (Topside) khoảng 14.000 tấn và chân đế (Jacket) khoảng 20.000 tấn. Trên khối thượng tầng có sân bay, đuốc, khu nhà ở, thiết bị nén & tách thô khí và condensate. Có hệ thống ống đứng đấu nối thiết bị trên giàn với công trình ngầm (thiết bị đầu giếng, ống ngầm, hệ thống thu gom khí), đến đầu chờ (tạm gọi là KP0) của 1 đường ống ngầm có đường kính 36'' đưa khí và condensate về bờ (có thể có thêm 1 đường ống 6'' song song dẫn condensate). 

    2/ Gói FEED cho khâu trung và hạ nguồn. 
    Bao gồm gồm 90 km đường ống có đường kính 36'' (có thể có thêm đường ống 6'') ngoài khơi chạy từ KP0 về nhà máy tách & xử lý khí (GTP) ở huyện Núi Thành, Quảng Nam; đặt sát cầu cảng. Phạm vi trên bờ gồm thiết kế tổng thể GTP và các đoạn ống ngầm: đoạn 1 khoảng 2-4 km, âm đất từ GTP đến 2 nhà máy điện có tổng công suất 1.500MW ở Núi Thành; đoạn 2 khoảng 12 km, âm đất từ GTP đến 2 nhà máy điện có công suất 1,500MW ở khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi. 

    Do Saipem trúng thầu cả 2 gói FEED nên sẽ chỉ ký 1 hợp đồng bao gồm 2 phạm vi công việc, cả ngoài khơi và trên bờ. ExxonMobil sẽ phát hành thư xác nhận trúng thầu LOI) vào tháng 1/2019 và chính thức trao hợp đồng FEED cho Saipem trong quý 1/2019.

    TIẾN ĐỘ
    FEED: 2/2019 - 12/2019. 
    FDP: 3/2020 
    Đấu thầu quốc tế 2 gói EPCIC: 4/2020. 
    Ký kết 2 hợp đồng EPCIC: 9/2020
    Thiết kế chi tiết: ngay sau khi ký EPCIC
    Mua sắm (tổng thầu): 2020
    Thi công: quý 3/2021-quý 3/2023 (2)
    Đấu nối, chảy thử: quý 3/2023
    Bàn giao, vận hành thương mại: quý 4/2023

    Đây được xem là một bất ngờ nho nhỏ khi Saipem đã vượt qua khách hàng truyền thống của ExxonMobil là Wood Group Kenny đối với phạm vi ngoài khơi. Đặc biệt vượt qua cả Technip, công ty có kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam và có thế mạnh cả ngoài khơi và trên bờ. Điều này, chỉ có thể giải thích là khi năng lực tương đồng, Saipem đã được chọn do giá cạnh tranh hơn các anh tài còn lại. Giá trị hợp đồng 2 phạm vi công việc khoảng 36 triệu USD, trọn gói (có tăng nhẹ nếu có vài thay đổi nhưng rất nhỏ về phạm vi công việc).

    Sau khi ký hợp đồng Saipem sẽ triển khai song song ngay các phạm vi công việc. Việc trao hợp đồng FEED chính là cam kết của ExxonMobil đối với tiến độ cũng như đầu tư vào tổ hợp dự án Cá Voi Xanh. 

    Tiến độ mỏ Cá Voi Xanh 30/7/2019

    Giàn khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung, Việt Nam sẽ có chiều cao 300 mét, xấp xỉ tháp Eiffel, Pháp (324 mét) và cao hơn toà nhà Lotte Center ở Hà Nội nơi đặt trụ sở của ExxonMobil Việt Nam 33 mét. Giá dầu đang ở mức cao nhất trong lịch sử nhưng các cổ đông đang gây áp lực hạn chế đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và dịch chuyển sang ngành có lợi nhuận cao hơn, các nhà hoạt động môi trường và quan chức chính phủ cũng gây áp lực công ty sản xuất ít dầu và khí đốt hơn.

    .

    Phía hạ nguồn nơi các hộ tiêu dùng, cụ thể là 4 nhà máy điện (có 2 x 750MW của PVN), EVN và PVN đang tiến hành những vòng đàm phán thương mại để ký kết hợp đồng mua bán điện & giá bán điện. Mục tiêu là để ngay sau khi được Bộ công thương phê duyệt Nghiên cứu khả thi (FS) các nhà máy điện, 2 tập đoàn sẽ ký hợp đồng này, dự kiến vào quý 1/2020.

    Phía thượng nguồn, gần như song song, sau khi hoàn thành thiết kế FEED, nhà điều hành ExxonMobil sẽ trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ (FDP), trong quý 1/2020. Sau đó, trong năm 2020, sẽ là phê duyệt đầu tư và tổ chức đấu thầu các gói EPC (trên bờ) và EPCIC (ngoài khơi) để thi công trong năm 2021.

    Do thiết kế FEED và các hoạt động có trễ so với lịch dự kiến, tiến độ hoàn thành các phạm vi công việc EPC/EPCIC sẽ có trượt, từ 3 đến 6 tháng. Có nghĩa là, thay vì cuối năm 2023, dự án sẽ đón dòng khí đầu tiên và đi vào vận hành thương mại trong quý 1/2024

    .

    Tiến độ ngày 25/10/2019

    Ngày 25/10/2019 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định 1460/QĐ-TTg và 1461/QĐ-TTg về phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất III và I. Đây là hai nhà máy điện nằm trong trung tâm điện lực Dung Quất, triển khai đồng bộ với tiến độ cấp khí của dự án thượng nguồn thuộc Chuỗi dự án khí Cá Voi Xanh .

    Chủ đầu tư: EVN.

    Công nghệ: Tua bin khí hỗn hợp công suất mỗi nhà máy 750 MW.

    Tổng mức đầu tư: Dung Quất I 18.663,679 tỷ đồng; Dung Quất III 17538,76 tỷ đồng. Vốn EVN chủ sở hữu 20%, vốn EVN vay thương mai 80%.

    Tiến độ: Dung Quất I khởi công Tháng 1 / 2021 vận hành thương mại 12 / 2023. Dung Quất III khởi công Tháng 1 /2022 vận hành thương mại tháng 12 / 2024.

    Tiến độ ngày 24/9/2019

    Nhà thầu Saipem đã hoàn thành 02 gói thiết kế tổng thể (FEED) và bàn giao để chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo, lập và trình kế hoạch phát triển mỏ (FDP).

    Tiến độ đấu thầu 2 gói EPC/ EPCIC có chậm hơn dự kiến ban đầu như sau :

    Đấu thầu EPC/EPCIC: Tháng 6 /2020

    Ký hợp đồng EPC/EPCIC: Tháng 12 / 2020

    Tiến độ ngày 27/5/2020

    Do bổ sung thiết kế cho nhà máy tách và xử lý khí trên bờ, tiến độ đấu thầu gói EPC trên bờ chuyển sang tháng 9/2020 và gói EPIC ngoài khơi sẽ dời sang quý 2 /2021.

    20/10/2021 Ban Giám đốc Exxon Mobil Corp thảo luận về việc có tiếp tục các dự án dầu khí nước ngoài

    Ban Giám đốc Exxon Mobil Corp đang tranh luận có tiếp tục một số dự án lớn tại nước ngoài như Mozambique và mỏ Cá Xoi Xanh Việt Nam, do sức ép từ hội đồng quản trị để giảm phát thải khí khải gây ô nhiễm môi trường theo cam kết quản trị ESG.

     
     
  • So sánh Viton và FKM

    Fluoro-Elastomer là loại cao su tổng hợp có độ đàn hồi cao và chịu hóa chất nên được sử dụng rộng rãi trong ngành dầu khí. Vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong môi trường có tiếp xúc với nhiên liệu hoặc hóa chất có tính ăn mòn mà phá hủy các loại cao su khác như ống dẫn vật liệu dễ cháy Bio-diesel, tấm đệm trong môi trường khí gas, găng tay chịu hóa chất... Chúng hay được gọi với các tên FKM,  FPM và VITON. Tuy cùng nguồn gốc nhưng những tên riêng vật liệu này có những đặc tính khác nhau, do đó tính chất và ứng dụng cũng khác nhau.

  • Technip FMC trúng thầu EPC dự án Nam Côn Sơn giai đoạn 2 <

    Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã chọn Technip FMC chi nhánh Malaysia là  nhà thầu EPC “Giai đoạn 2 của Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2", phần đường ống biển. Các chi tiết của nội dung của hợp đồng đang được hai bên tiến hành đàm phán để đi đến kí kết. 

    Các điểm chính của hợp đồng dự kiến:

    Trị giá hợp đồng: 190 triệu đô la, chưa bao gồm các chi phí phát sinh về điều kiện thi công.

    Nhà thầu phụ: PTSC POS, Thiên Nam. Bọc đường ống: Công ty CP Bọc ống dầu khí Việt Nam PVB (đang thương thảo).

    Nội dung công việc:

    - Nhà thầu thực hiện việc khảo sát phục vụ thiết kế chi tiết; thiết kế chi tiết; mua sắm (ngoại trừ vật tư, thiết bị được cấp bởi Chủ đầu tư), tiếp nhận, lưu kho và vận chuyển vật tư, thiết bị đến công trường; chế tạo; lắp đặt; chạy thử; nghiệm thu và bàn giao các hạng mục dưới đây:
    • Khoảng 117.9 km đường ống 26 inch từ KP 207.5 đến điểm tiếp bờ tại Long Hải;
    • Khoảng 0.23 km đường ống 26 inch từ điểm tiếp bờ tại Long Hải đến trạm tiếp bờ Long Hải;
    • 01 cụm PLEM kết nối với đường ống dẫn khí NCS2 giai đoạn 1 tại KP 207.5;
    • 01 Barred Tee kết nối tại KP 227.5;
    • 01 cụm PLEM kết nối với đường ống STT tại KP 227.5.
    - Các vật tư thiết bị được cung cấp bới Chủ đầu tư:
    • Ống 26 inch đã được bọc chống ăn mòn và bê tông gia trọng sẽ được giao tại cảng Tân Cảng Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
    • Ống 26 inch được bàn giao để thử quy trình hàn tại nhà máy của PV PIPE (ống trần) hoặc nhà máy của PV Coating (ống bọc chống ăn mòn và bê tông gia trọng);
    • Bracelet Anodes tại các đoạn ống kết nối và trong cụm PLEM.
    Đường ống biển cho giai đoạn 2 của Dự án Nam Côn Sơn 2 sẽ được hoàn thành và sẵn sàng gas-in vào 30/09/2020.

    Trong gói thầu này Technip FMC đã vượt qua các đối thủ lớn như McDermott (Mỹ), Hilong Marine Engineering (Hồng Kông), Larsen, Toubro (Ấn Độ) và Sapura (Malaysia).

    Phần đường ống cập bờ.

    Ngày 8/8/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty khí Việt Nam sẽ ký hợp đồng EPC với Liên doanh Việt Nga (VIETSOVPETRO - VSP), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) và Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp (NAGECCO) hợp đồng EPC phần đường ống bờ và các trạm thuộc dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (điều chỉnh).

    Hợp đồng trị giá 1.363 tỷ đồng, VSP đứng đầu liên danh, NAGECCO phụ trách thiết kế và LILAMA phụ trách thi công. Nội dung công việc bao gồm:

    - Hạng mục 1: khoảng 8 km đường ống 26” từ Trạm tiếp bờ Long Hải đến nhà máy GPP2; - Hạng mục 2: khoảng 29,5 km đường ống khí thương phẩm 30” từ nhà máy GPP2 đến Trung tâm phân phối khí (GDC) Phú Mỹ; - Hạng mục 3: khoảng 25 km đường ống vận chuyển LPG 6” từ nhà máy GPP2 đến Kho cảng Thị Vải; - Hạng mục 4: khoảng 25 km đường ống vận chuyển Condensate 6” từ nhà máy GPP2 đến Kho cảng Thị Vải; - Hạng mục 5: đường ống công nghệ và lắp đặt thiết bị công nghệ trong trạm GDC Phú Mỹ. Ngoài ra, nhà thầu được yêu cầu phải đề xuất bổ sung (Additional Option) kế hoạch thực hiện, lập thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm thiết bị vật tư, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển thiết bị vật tư đến công trường, chế tạo, thi công lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao cho hạng mục 6: Đường ống kết nối từ nhà máy GPP2 đến nhà máy Dinh Cố và từ nhà máy Dinh Cố đến đầu chờ tại KP 0.9 trên đường ống 30”.

    Phần đường ống biển.

    Ngày 10/10 tại Hải Phòng đã PV Gas đã ký kết các hợp đồng thuộc dự án "Nam Côn Sơn 2". Bao gồm: Hợp đồng EPC phần đường ống biển với Technip FMC, hợp đồng sản xuất ống với PV PIPE, hợp đồng bọc chống ăn mòn đường ống với PV Coating, hợp đồng EPC Sao Vàng Đại Nguyệt với tổng thầu PTSC. Tham dự buổi lễ kí kết có Ông Lê Mạnh Hùng Tổng giám đốc PVN, Ông Lê Đức Hiệu Trưởng Ban QLDA Khí Đông Nam Bộ , Ông Trần Văn Du giám đốc DAK và đại diện các nhà thầu.

    15/8/2020.

    Bộ Hàng Hải và Ngư nghiệp Hàn Quốc thông báo robot xây dựng không người lái dưới nước URI-T đã được sử dụng lắp đặt ống ngầm mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt từ đầu tháng 8. URI-T sử dụng chức năng đào đất bằng cách phun nước áp suất cao và đặt ống ngầm ở độ sâu 2500 m, đào rãnh sâu 3m, tốc độ 2km, với khả năng điều chỉnh và định hướng chính xác.

    Bộ Hàng Hải và Ngư nghiệp cùng Viện Khoa học và Công nghệ Hàng Hải Hàn Quốc đã phát triển robot URI-L cho công việc nhẹ, URI-T cho công việc nặng và URI-R cho việc lắp đặt đường ray từ 2013-2018. Hợp đồng được thực hiện giữa KOC (Công ty vận hành Robot) và APMC công ty nhận được đơn hàng. Dự án do PTSC đầu tư.

    3/9/2021 McDermott đã hoàn thành hợp đồng thầu phụ vận tải và lắp đặt

    McDermott đã hoàn thành hợp đồng thầu phụ vận tải và lắp đặt cho dự án khí Sao Vàng Đại Nguyệt và mở rộng condensate bể Nam Côn Sơn. Nhà thầu chính dự án PetroVietnam Technical Services Corp. Mechanical & Construction (PTSC M&C). McDermott ký hợp đồng với (PTSC) Offshore Service Joint Stock Company cho Idemitsu Gas Production Co., Ltd. (IGP). Nội dung hợp đồng bao gồm dịch vụ vận chuyển và lắp đặt giàn trung tâm, dịch vụ xử lý sự cố và topside floatover cho giếng khoan.

     

  • TechnipFMC giành được hợp đồng xây dựng nhà máy olefin Tổ hợp hóa dầu Long Sơn
    TechnipFMC giành được hợp đồng xây dựng nhà máy olefin Tổ hợp hóa dầu Long Sơn VT Techlogy

    TechnipFMC thông báo đã được Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn ( Long Son Petrochemicals Co., Ltd - LSP) trao hợp đồng cấp phép, thiết kế, mua sắm, xây dựng, vận hành nhà máy sản xuất olefin đầu tiên của Việt Nam tại đảo Long Sơn, Bà Rịa Vũng Tàu.

    Sử dụng công nghệ flexible feed cracker, nhà máy olefin có thể sử dụng cả nguyên liệu naphtha và khí dầu mở hóa lỏng LPG để sản xuất olefin với sản lượng 6.1 triệu tấn / năm. Sản phẩm olefin đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao sản phẩm hóa dầu trong nước. Nhà máy cũng được cấp phép công nghệ ethylene độc quyền của Technip.

    Trong dự án này TechnipFMC thực hiện  trong liên doanh với SK Engineering & Construction Co., Ltd. của Hàn Quốc.  

  • Thành lập Công ty Cổ phần Điện khí Quảng Ninh

    Ngày 4/11/2022, Tập đoàn Marubeni Nhật Bản, cùng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí PV Power, Công ty Cổ phần Colavi,  Tokyo Gas Co., Ltd thông báo thành lập liên doanh Công ty Cổ phần Điện khí Quảng Ninh (Quang Ninh LNG Power JSC - QNLP) tại Cẩm Phả, Quảng Ninh cho việc nghiên cứu khả thi và triển khai dự án điện khí Quảng Ninh.

  • Tiêu chuẩn NEK 606

    Tiêu chuẩn NEK 606 do Hiệp hội Dầu khí Nauy đưa ra năm 1993 dựa theo Khuyến nghị tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho các loại cáp đặc biệt. Tiêu chuẩn kỹ thuật này bắt đầu được đưa ra vào năm 1980 đáp ứng cho một số loại cáp đặc biệt được sử dụng trên các giàn khoan và công trình ngoài khơi.

    Đặc điểm quan trọng của tiêu chuẩn kỹ thuật này:

    - Được khởi xướng bởi các bên tham gia.

    - Hướng dẫn các yêu cầu với cáp sử dụng ngoài khơi.

    - Quy định các yêu cầu thử nghiệm, chứng nhận và công nhận cáp ngoài khơi.

    - Góp phần phát triển các loại cáp phù hợp và an toàn.

    - Hướng dẫn chi tiết các quy định của EU, luật và quy định.

  • Tiêu chuẩn NFPA 2112 chống cháy cho vải đồ bảo hộ cá nhân

    NFPA 2112 quy định yêu cầu tối thiểu và cách thủ nghiệm khả năng chống cháy của vải may đồ bảo hộ cá nhân.

Sản phẩm

Thiết bị tự động trạm biến áp RTU SICAM A8000, AK3

Dòng thiết bị RTU SICAM A8000 hỗ trợ tự động hóa trạm biến áp, biến áp không người trực hỗ trợ hoàn toàn IEC 61850 thay thế cho dòng RTU SICAM AK3 trước đó mà không cần phải đi lại dây tín hiệu.